Thứ Tư, 31 tháng 8, 2022

Lễ 2/9, về đất Tây Đô ăn gì, đi chơi ở đâu?

Lễ 2/9, về đất Tây Đô ăn gì, đi chơi ở đâu?

Mê mẩn gà um dâu Hạ Châu

Huyện Phong Điền, TP Cần Thơ không chỉ nức tiếng với vườn cây trái, thiên nhiên xanh mướt mà còn có những món ngon độc đáo được người dân chế biến từ những loại trái cây đặc sản.

Dâu Hạ Châu ở Phong Điền.

Nổi tiếng nhất có lẽ là thương hiệu dâu Hạ Châu. Mùa dâu chín vào khoảng tháng 4 - 6 âm lịch. Với sự khéo léo và sáng tạo, người dân địa phương đã tạo món gà um dâu Hạ Châu độc đáo.

Có nhiều điểm du lịch chế biến món ăn này, và nổi tiếng nhất là khu du lịch nghỉ dưỡng Can Tho Eco Resort .

Để nấu món này, chọn gà ta thả vườn loại dai, ngọt, con từ 1-1,2kg, làm sạch, chặt khúc ướp với gia vị muối, đường, hạt nêm, dầu ăn (tùy khẩu vị) cho thấm. Sau đó đem dâu Hạ Châu lột vỏ sạch, sên với đường; các loại hành tây, hành tím, tỏi... xắt nhuyễn.

Món gà um dâu Hạ Châu ở khu du lịch nghỉ dưỡng Can Tho Eco Resort.

Sau khi ướp gà cho thấm, cho dầu vào phi tỏi, hành tím cho thơm, thêm nước dừa tươi, cho gà vào nấu 30 phút. Tiếp đó cho hành tím nguyên củ và dâu Hạ Châu đã sên vào nấu chung 30 phút. Gần chín có thể cho thêm rượu trắng.

Món ăn được bày ra trên đĩa, trang trí vài tép tỏi chiên vàng, hành tây xắt sợi, ớt lát, rau răm và vài múi dâu tươi, trông hấp dẫn, mùi thơm thoang thoảng.

Ăn kèm món gà um dâu Hạ Châu là bánh mì nóng giòn, muối tiêu chanh. Vị chua, ngọt thanh, mùi thơm dịu của dâu Hạ Châu thấm vào thịt, chút hăng, cay của các rau mùi kèm theo, tạo nên hương vị rất đặc trưng, ăn hoài không ngán.

Tấm tắc với gỏi măng cụt ở Lung Cột Cầu

Một loại đặc sản khác ở miền Tây chính là trái măng cụt cũng đã được chế biến thành món gỏi vô cùng độc đáo.

Góc tĩnh lặng thơ mộng tại khu du lịch Lung Cột Cầu.

Gỏi măng cụt ở Tây Nam bộ cũng đã được biết tiếng từ lâu, nhưng nói về sự độc đáo phải nhắc đến Khu du lịch Lung Cột Cầu.

Tại Khu du lịch này, vườn cây măng cụt được trồng khá lâu năm. Măng cụt được chọn làm gỏi là những trái già, vỏ vẫn còn xanh, để lấy phần cơm có đủ độ ngọt và giòn. Khi măng cụt còn xanh thì việc sơ chế rất kỳ công, vì lớp vỏ cứng, khó lột lại nhiều mủ.

Món gỏi măng cụt độc đáo tại khu du lịch Lung Cột Cầu.

Khi được hái xuống, trái măng cụt sẽ được ngâm trong muối loãng cho bớt mủ. Sau đó, dùng dao gọt vỏ và quá trình này phải xả nước liên tục, tốt nhất là thực hiện dưới vòi nước, để cho mủ vàng không dính vào cơm.

Cơm măng cụt sau đó được ngâm vào đá lạnh và nước chanh, để giữ độ giòn và làm sạch mủ lần nữa, cũng để cho phần cơm có màu trắng tự nhiên.

Phần cơm măng cụt khi làm gỏi sẽ được xắt lát khoanh tròn, giữ nguyên hạt, nhằm tạo thẩm mỹ cho món ăn và giúp cho du khách thưởng thức trọn vẹn vị của cơm măng cụt.

Tùy theo sở thích hay lựa chọn của du khách mà món gỏi măng cụt được trộn với gà thả vườn, hay tôm thịt…

Lênh đênh sông nước hữu tình

Còn tại khu du lịch sinh thái Ông Đề, nơi đây có hàng loạt các sản phẩm dịch vụ du lịch như đồ bà ba, các trò chơi dân gian, phim trường và ẩm thực.

Món bánh xèo, bánh khọt dân gian.

Khi nói đến ẩm thực Ông Đề từ lâu đã làm nên danh tiếng thông qua các món ăn ngon, hấp dẫn, đậm chất miền Tây với các nguyên liệu sẵn có tại địa phương.

Các món ăn được du khách ưa chuộng khi đến nơi này chính là bánh xèo, bánh khọt Bà Ngân; lẩu mắm Ông Đề; lươn nướng muối ớt; cá lóc nướng trui; ếch núp lùm…

Các món ăn dân dã tại làng du lịch sinh thái Ông Đề.

Ngoài ra, đến với Cần Thơ, du khách còn có thể thả mình trong du lịch sinh thái sông nước. Hiện Cần Thơ đã hình thành những những điểm đến đặc trưng ở Cái Răng, Phong Điền, Bình Thủy, như: chợ nổi Cái Răng, cồn Sơn, làng du lịch sinh thái Ông Đề, làng du lịch Mỹ Khánh…

Với dòng sản phẩm chính này, Cần Thơ có lượng khách đều đặn từ các thị trường quen thuộc (Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng…) và nguồn kết nối từ các đơn vị lữ hành.

Bên cạnh dòng sản phẩm chính, Cần Thơ cũng đang phát triển nhiều sản phẩm khác trong khoảng 1-2 năm trở lại đây. Đó là loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, với một số điểm đến dần để lại dấu ấn trong lòng du khách, như: Mekong Silk Ecolodge, Cần Thơ Ecolodge, Hieu’s Cottage, Cần Thơ Eco Resort…

Dịp lễ 2/9 này hứa hẹn sẽ là những điểm đến hấp dẫn cho du khách.

Trần Lưu https://ift.tt/DCMjQhK #travelblogger

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2022

TP.HCM được chọn là nơi tổ chức lễ trao giải du lịch thế giới

TP.HCM được chọn là nơi tổ chức lễ trao giải du lịch thế giới

Thông tin trên được Ban tổ chức giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) cho biết tại buổi họp báo vào chiều 30/8 tại TP.HCM. Lễ trao giải sẽ được tổ chức vào tối 7/9 tại GEM Center với sự tham gia của nhiều phóng viên quốc tế và nhiều KOLs nổi tiếng thế giới.

Đây là lần thứ 2 Việt Nam được lựa chọn là nơi diễn ra lễ trao giải thưởng WTA khu vực châu Á, lần đầu tổ chức tại Phú Quốc.

Ông Graham Cooke, Chủ tịch kiêm Nhà sáng lập WTAIMG

Theo công ty Tấm và Cám (Tam & Cam Media) - đơn vị tổ chức chính thức tại Việt Nam của giải thưởng, World Travel Awards (WTA) là giải thưởng hàng đầu thế giới trong ngành du lịch, được tổ chức thường niên kể từ năm 1993 do ông Graham Cooke sáng lập và kiêm chủ tịch World Travel Group.

Đến nay giải thưởng đã trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới trong việc tôn vinh các thành tựu xuất sắc của ngành du lịch trên mọi lĩnh vực.

Trước đó, từ năm 2017 đến nay, Việt Nam đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng danh giá của World Travel Awards như Điểm đến di sản hàng đầu thế giới, Điểm đến golf tốt nhất thế giới, Điểm đến hàng đầu châu Á, Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á, Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á...

Ông Graham Cooke, Chủ tịch kiêm Nhà sáng lập WTA cho biết, việc chọn TP.HCM là nơi tổ chức lễ trao giải lần này nhằm ủng hộ Hội chợ du lịch quốc tế TP.HCM - ITE HCMC 2022 sắp diễn ra từ ngày 8 - 10/9. Ngoài ra thúc đẩy quá trình tái mở cửa ngành du lịch tại Việt Nam.

Với chủ đề "Hành trình phương Nam - Southern Journey", lễ trao giải WTA khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022 tại TP.HCM dự kiến thu hút hàng trăm doanh nghiệp, doanh nhân, nhà báo quốc tế và các KOL trong lĩnh vực du lịch.

Nguyên Hằng https://ift.tt/dDrCxkB #travelblogger

Tuyến đường được đề xuất làm phố đi bộ thứ 3 ở TP.HCM được bố trí thế nào?

Tuyến đường được đề xuất làm phố đi bộ thứ 3 ở TP.HCM được bố trí thế nào?

UBND quận 1 vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM đề xuất nghiên cứu phương án đầu tư phố đi bộ Lê Lợi trên địa bàn. Ý tưởng này góp phần cho thành phố nói chung và quận 1 nói riêng có một sản phẩm du lịch thu hút du khách và phát triển kinh tế.

Quận 1 đề xuất UBND TP.HCM sớm thông qua quy hoạch không gian đô thị tại khu vực này để thu hút các nhà đầu tư về dịch vụ thương mại, góp phần tạo sự đồng bộ giữa muc tiêu kinh doanh với việc đảm bảo tình hình an ninh trật tự xã hội.

Trước đó, vào giữa tháng 7/2022, UBND quận 1 đã chủ trì tổ chức cuộc họp về phương án đầu tư phố đi bộ Lê Lợi có sự tham dự của các sở, ngành liên quan và công ty tư vấn.

Theo Sở GTVT, hiện nay, UBND TP.HCM đang giao sở Quy hoạch - Kiến trức chủ trì xem xét thiết kế tổng quan tuyến đường Lê Lợi và khu vực vòng xoay trước chợ Bến Thành. Vì vậy đề nghị đơn vị tư vấn cần phối hợp để ý tưởng thiết kế phù hợp hơn.

Sau khi được hoàn trả mặt bằng, tuyến đường này sẽ thực hiện tương tự như đường Nguyễn Huệ, xe chạy hai bên và đi bộ vị trí tim đường; cấm xe tải và xe khách trên 16 chỗ.

Vào các ngày cuối tuần có thể thực hiện việc đóng đường để tổ chức đi bộ cho toàn bộ mặt cắt ngang đường Lê Lợi tương tự như đường Nguyễn Huệ.

Đường Lê Lợi vừa được hoàn trả mặt bằng được đề xuất làm phố đi bộ.

Sở Du lịch thống nhất phương án đầu tư phố đi bộ Lê Lợi vì đây là sản phẩm tạo ra sức hút cho khách du lịch, kết nới với phố đi bộ Nguyễn Huệ và chợ Bến Thành, kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch khi đến TP.HCM.

Trước khi rào chắn phục vụ thi công tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên, đường Lê Lợi từ Nhà hát thành phố đến công trường Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành là tuyến đường trung tâm quận 1 nơi mua bán sầm uất và thu hút khách du lịch bậc nhất thành phố.

Quận 1 hiện có 2 phố đi bộ là Nguyễn Huệ đưa vào sử dụng năm 2015 và Bùi Viện khai trương từ năm 2017.

Lê Hoàng https://ift.tt/71nXSdK #travelblogger

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2022

Về thăm khu tưởng niệm, nhà sàn Bác Hồ ở cực Nam Tổ quốc

Về thăm khu tưởng niệm, nhà sàn Bác Hồ ở cực Nam Tổ quốc

Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tọa lạc tại khóm 1 phường 1, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Đây là công trình văn hóa này có ý nghĩa đặc biệt, là nơi người dân Đất Mũi thể hiện lòng thành kính với vị lãnh tụ của đất nước.

Đây cũng là địa điểm du lịch Cà Mau mà nhiều du khách không nên bỏ qua.

Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau.

Trong những năm chiến tranh, người dân Cà Mau hay tin Bác mất nhưng không có điều kiện ra thăm vì bom đạn ác liệt. Tưởng nhớ Bác, người dân nhiều nơi ở Cà Mau đã tự cất nhà, đặt ảnh thờ…

Năm 1994, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau chính thức xây dựng khu tưởng niệm Bác Hồ với ngôi nhà sàn theo nguyên mẫu ngôi nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Khu tưởng niệm được trùng tu, tôn tạo và hoàn thành vào cuối năm 2013 với diện tích khoảng 6,7ha.

Theo thời gian, khu tưởng niệm xuống cấp. Đến năm 2011 mới trùng tu, tôn tạo và hoàn thành vào cuối năm 2013 với diện tích khoảng 6,7ha.

Khu tưởng niệm Bác Hồ bao gồm nhiều hạng mục như: đền thờ, khu nhà sàn, nhà chiếu phim, nhà trưng bày, nhà triển lãm tượng đá… Tất cả kết hợp hài hòa với hệ thống cây xanh, hoa kiểng mang đến cảm giác mát mẻ và thoáng đãng.

Gian chính bên trong khu tưởng niệm Hồ Chí Minh.

Nhà truyền thống nơi trưng bày nhiều hiện vật và hình ảnh, tư liệu quý về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ.

Trong đó, ngôi nhà sàn của Bác được tái hiện chi tiết nhất. Nhà sàn Bác Hồ ở Cà Mau được xây dựng với chất liệu gỗ, đúng theo nguyên mẫu và tỷ lệ so với nhà sàn Bác Hồ tại Hà Nội - nơi Bác đã sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình.

Di chúc Bác Hồ và Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam được trưng bày bên trong nhà truyền thống.

Nhà sàn Bác Hồ tại Cà Mau được phục dựng, thiết kế theo kiểu nhà sàn của đồng bào dân tộc Việt Bắc, với mái ngói, có 2 tầng. Tầng trên có 2 phòng (phòng ngủ và phòng làm việc). Còn tầng trệt được bố trí chiếc bàn và 10 chiếc ghế để Bác dùng tiếp khách, hội, họp.

Nhà sàn Bác Hồ ở Cà Mau được tái hiện đúng theo mẫu khuôn viên nhà sàn Bác Hồ tại thủ đô Hà Nội.

Bên trong phòng ngủ và phòng làm việc đều có những vật dụng mà Bác thường dùng như: giường ngủ, đèn ngủ, ghế dùng để quạt giấy, quạt lá, bộ bàn để điện thoại, chiếc mũ cối, những quyển sách… Tất cả đều rất đơn sơ, thể hiện lối sống giản dị của Bác.

Ngoài ra, xung quanh nhà sàn là khuôn viên cây xanh, cây ăn trái, ao cá cũng được tái hiện đúng theo mẫu khuôn viên nhà sàn Bác Hồ tại thủ đô Hà Nội.

Nhà sàn Bác Hồ ở Cà Mau được xây dựng đáp ứng nguyện vọng, lòng mong mỏi và thể hiện tình cảm kính yêu, lòng biết ơn vô hạn của Đảng bộ, nhân dân Cà Mau đối với Bác Hồ.

Nhà sàn Bác Hồ ở Cà Mau được khánh thành vào kỷ niệm 105 năm ngày sinh Bác (19/5/1890-19/5/1995). Đây là công trình văn hóa có ý nghĩa đặc biệt, đáp ứng nguyện vọng, lòng mong mỏi và thể hiện tình cảm kính yêu, lòng biết ơn vô hạn của Đảng bộ, nhân dân Cà Mau đối với Bác Hồ.

Ao cá phía trước nhà sàn Bác Hồ.

Ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cho biết, khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi để mọi người có thể đến dâng hương, tưởng nhớ thể hiện lòng kính yêu với vị cha già dân tộc.

“Đây còn là địa chỉ để cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh đến tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người”, ông Hùng chia sẻ thêm.

Gia Minh https://ift.tt/01I5Bsm #travelblogger

Về Cà Mau thưởng thức những đặc sản đất rừng phương Nam

Về Cà Mau thưởng thức những đặc sản đất rừng phương Nam

Cà Mau - vùng đất phương Nam không chỉ giàu có, trù phú về rừng và biển, mà nơi đây còn được mệnh danh là vùng đất có “cá bạc, tôm vàng”. Như lời bài hát Áo mới Cà Mau có đoạn "... Về Cà Mau là thấy thương em liền...".

Về với vùng đất Cà Mau hiền hòa, thấm đượm tình người, hương phù sa lắng đọng... Rất nhiều sản phẩm của nơi đây đã xây dựng được thương hiệu, được nhiều người biết đến như: mật ong rừng U Minh Hạ, cua Năm Căn, tôm khô, ba khía Rạch Gốc, lẩu mắm U Minh…

"Lẩu mắm U Minh" được chế biến khéo léo thu hút du khách gần xa với hương vị đậm đà khó cưỡng.

Du khách mỗi khi về Cà Mau mà không thử món lẩu mắm U Minh thì chưa trọn chuyến đi. Nói thế để thấy sự hấp dẫn và mùi vị ngon của loại mắm nơi đây.

Mùi mắm nồng, thậm chí khá khó ăn nhưng cũng là một mùi gây nghiện. Lẩu mắm được chế biến khéo léo thì chẳng khác gì liều thuốc kích thích khứu giác, vị giác của du khách.

Nguyên liệu chế biến chính là mắm. Có thể sử dụng được nhiều loại mắm đồng như mắm lóc, mắm rô, mắm trê… Nhưng ngon nhất và hấp dẫn nhất là mắm sặc ngon (không quá mặn hoặc quá ngọt), mang đậm hương vị của miệt rừng U Minh Hạ của Cà Mau.

Lẩu mắm U Minh ăn với rất nhiều loại rau đồng như rau muống, rau ngổ, cải xanh, nấm rơm, cà phổi, bạc hà, đậu rồng, bông súng, bông bí, bắp chuối, bông điên điển, bông so đũa, cù nèo, đọt choại, rau mác, rau nhút, rau má, rau cần nước, lá lụa, cỏ the, năn bộp… Và bất cứ loại rau đồng nào cũng có thể ăn ngon với lẩu mắm U Minh.

Mật ong rừng U Minh Hạ là một trong những sản vật nổi tiếng nhất của người dân Cà Mau.

Mật ong U Minh Hạ là một trong những sản vật nổi tiếng nhất của người dân Cà Mau. Mật ong nơi đây ngon vì được khai thác trong chính những tán rừng tràm U Minh Hạ bạt ngàn.

Mật ong U Minh Hạ còn gắn liền với nghề gác kèo ong truyền thống bao đời nay của người nơi đây. Đây là nghề đã được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Mật ong được ví là cao của trăm thứ hoa - là một loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, thường dùng làm thuốc, làm thức ăn bồi bổ cho người già yếu, phụ nữ sau khi sinh và trẻ em suy dinh dưỡng. Theo các nhà khoa học, mật ong thường - tức là ong nuôi đã tốt, thì mật ong thiên nhiên rừng U Minh Hạ càng tốt hơn.

Tôm khô Rạch Gốc của người dân Đất Mũi lại mang nét đặc trưng của tán rừng ngập mặn.

Nếu mật ong U Minh Hạ là sản vật đặc trưng dưới tán rừng tràm thì sản phẩm tôm khô Rạch Gốc của người dân Đất Mũi lại mang nét đặc trưng của tán rừng ngập mặn.

Chính những con tôm đất dưới tán rừng đước, mắm đã làm lên thương hiệu tôm khô của tỉnh Cà Mau. Các sản phẩm tôm khô của tỉnh đã khẳng định được thương hiệu, có giá trị rất cao và đã có mặt trong các siêu thị lớn trên cả nước.

Cua Năm Căn Cà Mau lọt vào Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam.

Là thương hiệu Quốc gia và là đặc sản địa phương, cua Cà Mau được tỉnh này “đúc tượng” đặt tại khu du lịch Đất Mũi Cà Mau. Và Hội đồng thẩm định Top Việt Nam, Viện Kỷ lục Việt Nam chính thức xác lập cua Năm Căn Cà Mau lọt vào Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam (2020 - 2021) theo Bộ tiêu chí Top món ăn đặc sản Việt Nam.

Rất nhiều du khách khi thưởng thức món ăn từ loại cua này đều không thể quên được hương vị của nó. Một đồn mười, mười đồn một trăm, dần dần cua biển tại đây ngày càng trở nên nổi tiếng. Thịt cua không chỉ thơm ngon mà còn chắc nịch, ngọt nước. Khi ăn ta cảm thấy vị béo ngậy nhưng lại không ngán cho dù ăn nhiều hay chế biến ra sao.

Dưa bồn bồn Cái Nước được Cục Sở hữu Trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể cho người dân Cà Mau.

Cùng với các loại đặc sản nêu trên, dưa bồn bồn Cái Nước cũng được Cục Sở hữu Trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể cho người dân Cà Mau. Tuy nhiên, ít người đến với vùng Đất Mũi, thưởng thức dưa bồn bồn biết rằng, trước đây loại cây này là cây gây hại, xâm lấn các cây trồng khác, người dân phải ra sức tiêu diệt.

Giờ đây, “món ngon dân dã” ấy lại giúp người nông dân hái ra tiền. Từ đó, cây bồn bồn không phải tự mọc nữa mà người dân bắt đầu nhân giống trồng để làm dưa và bán tươi cho khách qua đường.

Cá thòi lòi kho tiêu, kho sả ớt hoặc nướng muối ớt, nấu canh chua... đều là những món ăn hấp dẫn du khách gần xa.

Ngoài ra, một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng Đất Mũi còn phải kể đến một "đặc sản mới nổi" của người dân Cà Mau là loài cá vừa có thể bơi dưới nước, chạy trên bờ và leo được cả trên cây - cá thòi lòi (người dân địa phương còn gọi cá leo cây).

Trước đây, "cá leo cây" không có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, khi du lịch phát triển mạnh vài năm qua, loài cá này dần trở thành món ngon mà ai đến Cà Mau cũng muốn thưởng thức.

Ba khía muối Rạch Gốc.

Thêm một món ngon thú vị và hấp dẫn với du khách gần xe khi đến với Cà Mau là món ba khía muối Rạch Gốc. Nhắc đến ba khía ở Cà Mau, người ta thường nghĩ ngay đến ba khía Rạch Gốc. Bởi chỉ có vùng đất này mới có nguồn thức ăn và điều kiện tự nhiên tạo nên chất lượng con ba khía mà không nơi đâu sánh bằng.

Các cây đước, cây mắm, phù sa ở đây là những thức ăn để tạo nên gạch có màu vàng. Ba khía ăn những thức ăn đặc biệt từ thiên nhiên nên có vị ngon và chắc. "Nghề muối ba khía" của tỉnh Cà Mau đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Ngày nay, khi đến Cà Mau, du khách có thể thưởng thức qua "đặc sản" nêu trên ở các điểm du lịch: Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ, hòn Đá Bạc... hoặc các quán ăn gia đình trên địa bàn TP Cà Mau.

Gia Minh https://ift.tt/iY6DwoJ #travelblogger

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2022

Sóc Trăng mở cửa trở lại hồ Nước Ngọt từ 31/8, không thu vé vào cổng

Sóc Trăng mở cửa trở lại hồ Nước Ngọt từ 31/8, không thu vé vào cổng

Ngày 27/8, Trung tâm Văn hóa - Thể thao tỉnh Sóc Trăng cho biết, kể từ ngày 31/8, Khu văn hóa hồ Nước Ngọt, thuộc phường 6 (TP Sóc Trăng) sẽ chính thức mở cửa hoạt động bình thường.

Khu văn hóa hồ Nước Ngọt.

Thời gian mở cửa từ 4h30 đến 22h mỗi ngày, không thu vé vào cổng những ngày bình thường (ngoại trừ tổ chức sự kiện, lễ hội, hội chợ... của tỉnh).

Đặc biệt, khu văn hóa sẽ không cho phép các hộ bên ngoài vào kinh doanh. Kể cả các hộ kinh doanh (trước đây) hiện chưa di dời, tổ chức mua bán, kinh doanh dịch vụ ăn uống giải khát... trong khu vực hồ.

Khu văn hóa hồ Nước Ngọt được người dân Sóc Trăng ví von là "Đà Lạt thu nhỏ" của địa phương, với phong cảnh hữu tình, nằm tại trung tâm TP Sóc Trăng. Ngoài 2 hồ nước lớn trong xanh, nơi đây còn có những hàng cây xanh rợp bóng mát, tạo thành "lá phổi xanh" cho TP.

Hằng ngày người dân vào đây vui chơi, giải trí và tập thể dục, gắn với kỷ niệm bao thế hệ.

Thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát, một số hạng mục của khu văn hóa này được đầu tư, nâng cấp làm bệnh viện dã chiến. Và sau đó tạm dừng hoạt động cho tới nay.

Một góc phong cảnh thơ mộng trong Khu văn hóa hồ Nước Ngọt.

Trước đó, đầu năm 2020, UBND tỉnh Sóc Trăng ban hành quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư Khu văn hóa hồ Nước Ngọt thành dự án khu đô thị mới hồ Nước Ngọt.

Tập đoàn FLC là đơn vị được lựa chọn đầu tư dự án này. Dự án khu đô thị mới hồ Nước Ngọt có tổng vốn đầu tư gần 2.500 tỷ đồng, rộng trên 47ha, trong đó 14,64ha đất xây dựng nhà ở.

Mục tiêu của dự án xây dựng khu đô thị gắn liền với công viên vui chơi giải trí. Gồm nhà ở, dịch vụ thương mại tổng hợp, trung tâm văn hóa, thể dục thể thao và các tiện ích đô thị khác phục vụ cho nhu cầu của người dân trong khu vực.

Hồ Nước Ngọt trước đây là 1 hồ nhỏ ở cửa ngõ thị xã (nay là TP) Sóc Trăng. Vào đầu thập niên 60 của thế kỷ 20, 1 quan chức tỉnh Ba Xuyên (tên gọi trước đây của tỉnh Sóc Trăng) là người Thừa Thiên, vì nhớ quê nên ông đã cho xây hồ Tịnh Tâm.

Ông cho xây theo nguyên mẫu hồ Tịnh Tâm trong Đại nội, Huế. Vì thế hồ có tên gọi là Tịnh Tâm.

Đến năm 1982, do nhu cầu trữ nước, người dân Sóc Trăng đã đào thêm 1 hồ nước ngọt phía sau hồ Tịnh Tâm. Danh xưng hồ Nước Ngọt được ra đời.

Năm 2000, UBND tỉnh Sóc Trăng lập Ban Quản lý dự án Khu văn hóa hồ Nước Ngọt Sóc Trăng nhằm tạo ra 1 công viên văn hóa lớn cho địa phương.

Diện tích hiện nay của hồ Nước Ngọt là 20ha đã hoàn tất phần hạ tầng. Bao gồm xây bờ kè kiên cố, tráng nhựa toàn bộ đường đi, lắp hệ thống chiếu sáng, xây dựng các trung tâm hội chợ, triển lãm…

Từ 1 hồ nhỏ ngày xưa, nay Khu văn hóa hồ Nước Ngọt nay là lá phổi chính của TP Sóc Trăng. Hầu hết các hoạt động văn hóa quan trọng của tỉnh Sóc Trăng đều diễn ra tại đây.

Chỉ khi có các đợt hoạt động văn hóa lớn, hồ mới bán vé vào cổng trong vài ngày diễn ra sự kiện. Các ngày bình thường, hồ luôn mở rộng cửa cho mọi người vào ra tự do nên thu hút rất nhiều đôi uyên ương chọn nơi đây ghi lại những khoảnh khắc kỷ niệm và các đoàn lữ hành cho khách dừng chân...

https://ift.tt/76oe45O #travelblogger

Vườn chim Cà Mau - điểm check in hấp dẫn du khách

Vườn chim Cà Mau - điểm check in hấp dẫn du khách

Vườn chim Cà Mau nằm trong khuôn viên khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (phường 1, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) với hơn 7.535 cá thể sinh sống, diện tích hơn 3ha.

Được hình thành từ năm 1995 cho đến nay, vườn chim đã được chăm sóc, duy trì, bảo tồn. Nhiều cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước, du khách trong và ngoài nước đã từng đến tham quan và mong muốn vườn chim tiếp tục được duy trì, bảo tồn và phát triển.

Vườn chim Cà Mau nằm giữa lòng TP Cà Mau, với diện tích hơn 3ha.

Vườn chim Cà Mau là địa điểm tham quan độc đáo đã trở thành tài sản, niềm tự hào và đã gắn liền với cuộc sống đời thường của người dân Cà Mau.

Qua 3 năm triển khai “Đề án Bảo tồn và Phát triển vườn chim trong khuôn viên Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, giai đoạn năm 2018 – 2020”, môi trường sinh thái vườn chim được phục hồi.

Các chỉ số ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí dần được kiểm soát. Số loài và số cá thể chim tăng so với năm 2018 (số loài tăng 2%, số cá thể tăng 14,1%).

Vườn chim Cà Mau hiện có hơn 7.535 cá thể sinh sống.

Hệ thống cây xanh, thảm thực vật phát triển khá tốt. Mật độ cây xanh và độ che phủ có tăng, dù chưa đạt theo yêu cầu của Đề án đặt ra (Đề án đến năm 2020 tăng lên từ 1,5 đến 2 lần so với hiện trạng). Việc kiểm soát, ngăn ngừa động, thực vật ngoại lai khá tốt.

Trên cơ sở kết quả triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 2018 - 2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tiếp tục đề ra nội dung và giải pháp thực hiện bảo tồn, phát triển vườn chim giai đoạn 2021 – 2025.

Du khách mê mẩn ngắm vườn chim Cà Mau với nhiều cá thể.

Theo ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau, mục tiêu chung của Đề án này nhằm bảo vệ môi trường. Phục hồi hệ sinh thái, duy trì và phát triển bền vững vườn chim, không làm ảnh hưởng xấu đến dân cư đang sinh sống lân cận.

Cụ thể, tến hành cải tạo mở rộng không gian sinh sống và vùng đệm cho vườn chim. Chăm sóc, khai thác và phát triển bền vững vườn chim...

Đồng thời, tạo nguồn sống phù hợp cho quần thể chim nhằm mục đích bảo tồn loài. Quy tụ chim phù hợp về số lượng, cá thể loài chim đầm lầy đặc trưng của vùng đất Cà Mau.

Cà Mau đang tiếp tục thực hiện Đề án Bảo tồn và Phát triển vườn chim, phấn đấu tăng 15% so với số lượng năm 2020.

"Chúng tôi kỳ vọng sau khi thực hiện Đề án Bảo tồn và Phát triển vườn giai đoạn năm 2021 - 2025, số lượng chim dự kiến sẽ tiếp tục tăng 15% so với số lượng năm 2020 (tổng số lượng cá thể chim được kiểm đếm năm 2018 là: 6.603 cá thể, năm 2020 là: 7.535 cá thể).

Việc bảo tồn vườn chim sẽ tạo được một cảnh quan sinh thái thiên nhiên ở giữa lòng TP Cà Mau, gần gũi với thiên nhiên.

Từ đó nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ động, thực vật hoang dã", ông Hùng thông tin thêm.

Gia Minh https://ift.tt/86sl4VN #travelblogger

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2022

Ngắm Huế từ xe bus 2 tầng

Ngắm Huế từ xe bus 2 tầng

Sáng 27/8, Công ty CP Du lịch Việt Nam – Hà Nội (Vietnamtoursims Hanoi) tổ chức khai trương đưa và hoạt động dịch vụ vận chuyển hành khách tham qua bằng xe bus 2 tầng tại Huế - “City Sightseeing Huế”.

Với 12 chỗ tầng 1 và 42 chỗ tầng thoáng nóc, cùng 1 chỗ dành cho người khuyết tật, “City Sightseeing Huế” mang lại nhiều trải nghiệm đặc biệt cho người dân và du khách tới Cố đô Huế.

Bus 2 tầng qua đường Trần Hưng Đạo trước chợ Đông Ba, TP Huế

Bà Dương Thị Công Lý, Giám đốc chi nhánh Công ty CP Du lịch Việt Nam - Hà Nội tại Huế cho biết, đề án thí điểm dịch vụ vận chuyển hành khách du lịch trong đô thị bằng xe ô tô 2 tầng, thoáng nóc tại TP Huế đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt

“Xe 2 tầng với thiết kế riêng, bố trí ghế ngồi thoải mái và thuận tiện giúp hành khách có thể ngắm nhìn cảnh quan với không gian thoáng, thư giãn.

Hệ thống thuyết minh đa ngôn ngữ sẽ giúp du khách hiểu thêm về những điểm tham quan nổi tiếng và đặc sắc không thể bỏ qua khi tới Huế, cũng như vẻ đẹp của thành phố Huế với bề dày lịch sử, những câu chuyện văn hoá và kiến trúc ấn tượng”, bà Dương Thị Công Lý cho hay.

Hai bạn trẻ "check in" trên bus 2 tầng thoáng nóc ở HHuế

Trong giai đoạn đầu, Công ty CP Du lịch Việt Nam - Hà Nội sẽ vận hành thí điểm trước 2 tuyến tại Huế, gồm: “Tuyến City tour - Hành trình Di sản Cố đô Huế” với 12 điểm dừng và “Tuyến ngắm cảnh đêm Huế”.

“Công ty chúng tôi triển khai chương trình khuyến mại dành cho các khách hàng tại Huế trải nghiệm từ tháng khai trương đến hết năm 2022 với loại vé 1 vòng là 100.000 đồng/vé và vé 8h là 150.000 đồng/vé.

Riêng trong tuần lễ khai trương và chào mừng ngày lễ Quốc khách 2/9, từ ngày 1/9-4/9 khách hàng khi mua trực tiếp tại quầy vé sẽ được tặng 1 vé tương đương, hoặc mua vé online trên fanpage (bus 2 tầng Huế - Vietnam Sightseeing) sẽ được giảm giá 50%”, Giám đốc chi nhánh Công ty CP Du lịch Việt Nam – Hà Nội tại Huế cho hay.

Theo bà Dương Thị Công Lý, Công ty CP Du lịch Việt Nam - Hà Nội (Vietnamtoursim Hanoi JSC) là một trong những đơn vị tiên phong vận hành loại xe tham quan hai tầng đầu tiên tại Việt Nam.

“Chúng tôi hy vọng rằng với sự hiện diện của xe tham quan 2 tầng City Sightseeing Huế sẽ là lựa chọn tin tưởng của du khách đồng thời góp phần thu hút và tạo nét ấn tượng cho du lịch Huế trong thời gian tới”, bà Dương Thị Công Lý chia sẻ.

Trước đó, vào tháng 11/2018, Vietnamtoursim Hanoi JSC đã khai trương dịch vụ xe tham quan 2 tầng mang tên gọi “Thăng Long - Hà Nội city tour” với 13 điểm dừng là các điểm tham quan nổi tiếng ở Hà Nội. Đến tháng 6/2019, tuyến tham quan du lịch “Hạ Long city tour” với 9 điểm dừng được Vietnamtoursim Hanoi JSC ra mắt tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và “Sài Gòn – Gia Định” tại TP.HCM vào tháng 12/2022.

“Các sản phẩm của chúng tôi đã được các Sở, ban ngành cũng như du khách trong và ngoài nước đánh giá cao về chất lượng cũng như lộ trình hấp dẫn”, đại diện Vietnamtoursim Hanoi chia sẻ.

Đặc biệt, để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của khách du lịch và mang lại sự phục vụ đặc biệt cho du khách theo tiêu chuẩn quốc tế, tháng 10/2020 Công ty CP Du lịch Việt Nam – Hà Nội đã ký kết thành công với Thương hiệu toàn cầu City Sightseeing – tập đoàn hàng đầu thế giới về vận hành loại hình xe ngắm cảnh hai tầng thoáng nóc trên thế giới đã xuất hiện tại hơn 100 thành phố du lịch nổi tiếng ở 35 quốc gia trên 6 châu lục.

Hiện tại, Công ty Vietnamtoursim Hanoi JSC vận hành xe tham quan tại Hà Nội với tên gọi “City Sightseeing Hanoi”, tại Hạ Long “City Sigtseeing Halong”, tại Huế “City Sigtseeing Hue”; tại TP.HCM là “City Sigtseeing Saigon”.

Duy Lợi https://ift.tt/W2pBfHO #travelblogger

Manulife Việt Nam: Khách hàng phải là trọng tâm của tất cả các mối quan hệ đối tác

Manulife Việt Nam: Khách hàng phải là trọng tâm của tất cả các mối quan hệ đối tác

Bất chấp ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thị trường bancassurance của Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng khá ấn tượng trong năm qua. Chúng tôi đã có buổi trò chuyện cùng ông Mark Chapman, Giám đốc điều hành kế nhiệm Kênh phân phối Thông qua đối tác của Manulife Việt Nam, để thảo luận về tiềm năng phát triển của kênh banca và cách mà Manulife đang làm việc với ba đối tác ngân hàng để đáp ứng các nhu cầu hiện tại của xã hội và khách hàng.

Untitled Spreadsheet

Manulife Việt Nam: Khách hàng phải là trọng tâm của tất cả các mối quan hệ đối tác - 1

Ông Mark Chapman, Giám đốc điều hành kế nhiệm Kênh phân phối Thông qua đối tác của Manulife Việt Nam

Bancassurance là một kênh phân phối quan trọng của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Theo ông, đâu là tiềm năng lớn nhất để thúc đẩy tăng trưởng của kênh và bancassurance sẽ đóng góp như thế nào mục tiêu của Chính phủ để đạt được 15% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ vào năm 2025?

Việt Nam là một thị trường quan trọng đối với Manulife và bancassurance mang đến nhiều cơ hội để chúng tôi phát triển hoạt động kinh doanh cũng như bảo vệ nhiều khách hàng hơn nữa.

Những cơ hội này trước hết đến từ các điều kiện kinh tế và nhân khẩu học thuận lợi. Theo dự kiến, GDP của Việt Nam ​​sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình 7%/năm cho đến năm 2025, đồng thời hơn 50% dân số Việt Nam sẽ bước vào tầng lớp trung lưu toàn năm 2035. GDP và thu nhập tăng sẽ góp phần thúc đẩy nhu cầu bảo vệ sức khỏe, tiết kiệm và đầu tư trong đó có nhu cầu về bảo hiểm nhân thọ.

Sự già hóa dân số và tỷ lệ sinh giảm cũng tiếp tục cho thấy triển vọng của bancassurance, bởi nhu cầu thiết lập kế hoạch hưu trí để có thể độc lập tài chính khi về già được tăng lên. Một cơ hội khác đó là tỷ lệ thâm nhập của bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam còn khá thấp. Chỉ 11% dân số Việt Nam tham gia bảo hiểm nhân thọ vào năm 2021, trong khi phí bảo hiểm nhân thọ chỉ là 2,3-2,8% tổng GDP.

Trong năm 2021kênh bancassurance đóng góp khoảng 39% tổng doanh thu khai thác mới của bảo hiểm nhân thọ và dự kiến ​​sẽ đạt 50% vào năm 2025. Rõ ràng là bancassurance đang trên đà tăng trưởng liên tục và tôi tin rằng điều này sẽ giúp chính phủ đạt được mục tiêu 15% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ vào năm 2025.

Theo ông, thế nào là một quan hệ đối tác bancassurance thành công?

Mặc dù bancassurance đóng góp vào lợi nhuận tài chính cho ngân hàng và công ty bảo hiểm, nhưng điều này không phải lúc nào cũng là tiêu chí xác định thành công. Đối với tôi, một mối quan hệ hợp tác bancassurance thành công phải mang lại lợi ích cho tất cả các bên, trong đó, khách hàng là quan trọng nhất.

Dĩ nhiên, bất kỳ mối quan hệ đối tác nào cũng cần một số yếu tố chính để giúp hai bên tận dụng tối đa các cơ hội tiềm năng. Theo đó, các đối tác cần phải có sự đồng nhất ngay từ đầu về tầm nhìn và chiến lược. Điều này bao gồm việc công ty bảo hiểm có thể tích hợp các giải pháp của mình vào hành trình khách hàng của ngân hàng để mang lại trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng. Việc đào tạo đội ngũ tư vấn tài chính cũng là nền tảng quan trọng nhằm đảm bảo cung cấp sự tư vấn chuyên nghiệp để giúp khách hàng đưa ra các quyết định sáng suốt, phù hợp với hoàn cảnh hiện tại và mong muốn trong tương lai của họ.

Việc cả hai đối tác sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu và phân tích cũng không kém phần quan trọng để tiếp cận được tệp khách hàng tiềm năng và tối ưu hóa các dịch vụ sau bán hàng. Cuối cùng, sự tập trung vào trải nghiệm số hóa và xây dựng hệ sinh thái toàn diện sẽ đảm bảo khách hàng được chú trọng ở mọi điểm tiếp xúc và được tùy chọn các tương tác mà họ yêu thích. Khi chúng ta làm điều đúng đắn cho khách hàng, cả ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được tín nhiệm.

Untitled Spreadsheet

Manulife Việt Nam hiện tại có ba ngân hàng đối tác độc quyền là VietinBank, Techcombank và SCB (Ngân hàng TMCP Sài Gòn). Điều này có nghĩa là chúng tôi đã tiếp cận thêm hơn 25% dân số Việt Nam nhờ vào cơ sở khách hàng của ngân hàng, mang đến cho chúng tôi cơ hội cung cấp sự tư vấn cũng như các giải pháp bảo hiểm và tài chính cho nhiều người hơn nữa.

Manulife Việt Nam: Khách hàng phải là trọng tâm của tất cả các mối quan hệ đối tác - 2

Manulife Việt Nam chính thức là nhà phân phối độc quyền các giải pháp bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng của VietinBank kể từ ngày 29/12/2021.

Đại dịch đã đẩy nhanh thói quen số hóa. Kênh bancassurance của Manulife Việt Nam đã làm gì để khai thác sức mạnh của các ứng dụng số hóa nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của xã hội và khách hàng?

COVID-19 đã thúc đẩy nhu cầu về số hóa và tiếp cận đa kênh, đòi hỏi các công ty bảo hiểm và đối tác ngân hàng phải hợp tác tốt hơn nữa để số hóa hoạt động phân phối bảo hiểm.

Trong vài năm qua, chúng tôi đã tập trung vào việc tích hợp các giải pháp số và trải nghiệm khách hàng hàng đầu thị trường vào nền tảng của các đối tác ngân hàng của chúng tôi. Cụ thể, đội ngũ tư vấn viên tài chính tại ngân hàng đối tác của chúng tôi hiện có quyền truy cập vào giải pháp bán hàng ePOS, giúp họ cung cấp các giải pháp tài chính phù hợp dựa trên nhu cầu của khách hàng, nộp tài liệu trực tuyến và giảm bớt sự phức tạp trong quá trình tiếp nhận khách hàng mới. Khách hàng cũng được hưởng lợi từ trải nghiệm yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm với giải pháp eClaims, cho phép họ gửi yêu cầu bồi thường cũng như nhận được quyết định bồi thường nhanh chóng theo hình thức trực tuyến.

Untitled Spreadsheet

Gần đây, chúng tôi đã ra mắt sản phẩm bảo hiểm sức khỏe hạn mức cao Max ­– Sống Khỏe thông qua ứng dụng ngân hàng iPay của VietinBank. Đây là một hình thức của tiếp cận 'đa kênh', nghĩa là cho phép khách hàng lựa chọn cách tiếp cận các giải pháp tài chính dựa trên nhu cầu hoặc trải nghiệm cá nhân của họ.

Trong kỷ nguyên số hóa như hiện tại, việc tận dụng sức mạnh của công nghệ và phân tích dữ liệu cũng rất quan trọng để giải quyết nhu cầu của khách hàng. Chúng tôi đã và đang làm việc chặt chẽ với các đối tác của mình để hiểu rõ hơn hành vi của khách hàng, phong cách sống và kỳ vọng của họ nhằm tinh chỉnh và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Với những khách hàng đang tìm kiếm các giải pháp bảo hiểm thông qua kênh ngân hàng, ông có lời khuyên gì dành cho họ?

Lời khuyên của tôi dành cho khách hàng cũng giống như lời khuyên mà tôi dành cho bản thân hoặc gia đình. Trước tiên, bạn cần có một cuộc thảo luận sâu với tư vấn viên tài chính để xác định được các nhu cầu cá nhân của bạn. Thứ hai, cần đảm bảo rằng những giải pháp mà mà tư vấn viên đề xuất đáp ứng được tất cả các mối quan tâm của bạn. Thứ ba, bạn cần duy trì việc thanh toán phí bảo hiểm để đảm kế hoạch bảo vệ và tiết kiệm của bạn phát triển theo đúng lộ trình. Hãy nhớ rằng, phần lớn các giải pháp bảo hiểm nhân thọ và tiết kiệm thường cần sự cam kết trung và dài hạn. Thứ tư, bạn cần xem xét và đánh giá nhu cầu cũng như phạm vi bảo hiểm của sản phẩm hiện có của bạn ít nhất 12 tháng một lần. Và cuối cùng, đó là việc sửa đổi, điều chỉnh các kế hoạch bảo vệ và tiết kiệm khi cần thiết để phù hợp với những thay đổi xảy ra trong cuộc sống của bạn. Nếu băn khoăn, dừng ngần ngại tìm kiếm sự tư vấn và hãy nhớ rằng bảo hiểm là cơ hội để giúp bạn sống tốt hơn mỗi ngày.

OpenAI chính thức đàm phán chuyển đổi mục đích hoạt động vì lợi nhuận HOT nhất 2023

Theo Bloomberg, OpenAI đang đàm phán với văn phòng tổng chưởng lý California để thay đổi cơ cấu trở thành doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhu...