Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023

Quảng trường sức chứa 10.000 người ở Sầm Sơn có gì đặc biệt?

Quảng trường sức chứa 10.000 người ở Sầm Sơn có gì đặc biệt?

Khu quảng trường biển và tổ hợp đô thị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp biển Sầm Sơn là sản phẩm du lịch mới của TP Sầm Sơn do Tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư, tổng vốn lên đến gần 25.000 tỷ đồng.

Dự án được kỳ vọng góp phần đưa Sầm Sơn trở thành một trong những trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực.

Khu quảng trường biển Sầm Sơn có sức chứa khoảng 10.000 người

Theo thiết kế, dự án gồm quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn và các dự án đối ứng với tổng quy mô khoảng 550 ha như khu đô thị quảng trường biển Sầm Sơn, khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng sông Đơ tại Sầm Sơn, khu công viên vui chơi giải trí và đô thị Nam Sông Mã.

Trong đó, quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn có diện tích 15 ha, triển khai theo hình thức hợp đồng xây dựng, chuyển giao với tổng vốn đầu tư gần 1.456 tỷ đồng.

Dự án nằm ngay mặt đường Hồ Xuân Hương, chia thành hai khu vực gồm khu quảng trường biển, phố đi bộ và khu trục cảnh quan lễ hội.

Dự án quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn có diện tích 15 ha, triển khai theo hình thức hợp đồng xây dựng, chuyển giao với tổng vốn đầu tư gần 1.456 tỷ đồng

Với sức chứa khoảng 10.000 người và trục cảnh quan lễ hội có chiều dài 2,6km, rộng 120m nối thẳng tới đại lộ Nam sông Mã, Quảng trường biển Sầm Sơn còn là nơi quy tụ các công trình kiến trúc đặc sắc đậm dấu ấn bản địa.

Mô hình Hòn Trống – Mái tại quảng trường biển mô phỏng hòn Trống – Mái tại núi Trường Lệ

Đó là 20 cây trang trí hình Trống Đồng lấy cảm hứng từ hình ảnh và các hoạ tiết hoa văn trên trống đồng Đông Sơn, được bố trí hệ thống chiếu sáng nghệ thuật; là mô hình Hòn Trống - Mái mô phỏng hòn Trống - Mái tại núi Trường Lệ…

Không gian và kiến trúc nghệ thuật nơi đây phù hợp để tổ chức các hoạt động lễ hội, vui chơi giải trí ngoài trời, các hoạt động văn hóa đa dạng từ truyền thống dân gian đến trình diễn nghệ thuật quốc tế hiện đại, ban ngày cũng như ban đêm.

20 cây trang trí hình Trống Đồng lấy cảm hứng từ hình ảnh và các hoạ tiết hoa văn trên trống đồng Đông Sơn, được bố trí hệ thống chiếu sáng nghệ thuật

Đây được xem là dự án có quy mô lớn nhất tại xứ Thanh tính đến thời điểm hiện nay.

Với việc chính thức đưa Quảng trường biển và trục đại lộ quy mô bậc nhất Việt Nam vào vận hành, khai thác, TP Sầm Sơn sẽ có thêm không gian công cộng đầy mới mẻ so với các năm trước, từng bước góp phần giúp Sầm Sơn hiện thực hóa mục tiêu đạt 7,2 triệu lượt khách năm 2023.

Buổi tối, tại quảng trường biển đều diễn ra show nhạc nước thu hút du khách trong và ngoài nước

Trong mùa hè năm 2023, tại quảng trường biển sẽ diễn ra các màn trình diễn nhạc nước, là sự kết hợp tinh tế giữa âm nhạc và ánh sáng, sử dụng công nghệ phun nước của Đức với 300 vòi phun, trình diễn theo nhiều chủ đề khác nhau như: Thăng hoa tỏa sáng, Điểm hẹn ánh dương, Bản hòa tấu của biển, Giai điệu tình yêu… mang đến cho người dân và du khách những trải nghiệm mới mẻ lần đầu tiên xuất hiện tại xứ Thanh.

Dự kiến, mỗi show nhạc nước sẽ kéo dài trong 20 phút, diễn ra vào các khung giờ cố định 18h30, 19h30, 20h30 các ngày thứ 3, thứ 5, thứ 7 (riêng dịp nghỉ lễ cuối tháng sẽ biểu diễn liên tục từ 29/4 - 2/5) và kéo dài đến hết mùa hè để phục vụ khách tham quan.

Phúc Tuấn https://ift.tt/or49LPA #travelblogger

Lặng ngắm kho tàng kỷ vật thời chiến đồ sộ của người đàn ông Quảng Trị

Lặng ngắm kho tàng kỷ vật thời chiến đồ sộ của người đàn ông Quảng Trị

Những kỷ vật chiến tranh, những món đồ thời xưa ấy của người đàn ông Quảng Trị mới đem ra trưng bày như một “bảo tàng thu nhỏ” trong căn nhà cấp 4 tọa lạc bên tuyến đường ven biển Cửa Việt - Cửa Tùng, đoạn qua thôn Hà Lợi Trung, xã Trung Giang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị khiến nhiều người ngạc nhiên, thích thú.

Hơn 1 năm xuất hiện tại địa chỉ trên, căn nhà nhỏ mái lợp tôn đã trở thành điểm đến của rất nhiều người dân và du khách, nhất là các cựu chiến binh trên hành trình về vùng “đất lửa” Quảng Trị.

Chủ nhân của bộ sưu tập quý giá đó là anh Ngô Duy Duyệt (SN 1974, quê ở TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị).

Không gian trưng bày hàng ngàn kỷ vật chiến tranh và cả những món đồ thời xưa vô cùng đồ sộ của anh Ngô Duy Duyệt nhìn từ phía ngoài vào

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất lửa Quảng Trị, anh Duyệt thấu hiểu những mất mát, khổ đau do chiến tranh gây nên. Từ khi còn trẻ anh đã có niềm đam mê những món đồ xưa cũ và bộ sưu tập đó là cả một quá trình anh lặn lội sưu tầm khắp nơi từ năm 2000 đến nay.

“Nói đến quá trình đi sưu tập thì cực lắm, ngoài các xã trong tỉnh tôi còn đi sưu tầm ở hầu khắp các tỉnh thành, Hà Nội và Sài Gòn đều có. Không chỉ lặn lội sưu tầm, nhiều món phải thuê xe vận chuyển...”, anh Duyệt cho hay.

Cứ thế, hơn 20 năm qua anh Duyệt lặn lộn khắp nơi góp nhặt về từng món đồ trong bộ sưu tập đồ sộ hiếm có.

“Tôi mua về chứ không bán nên số lượng ngày càng nhiều. Thấy ai có cái chi là mua, chặp không biết tiền đâu ra mà mua, có khi thấy có món đồ đúng lúc hết tiền vay mượn để mua.

Mà cũng khổ lắm, người đam mê thì vô giá. Người không đam mê thì nói bỏ “rác” chi thêm chật nhà, rồi kêu đồ khùng, thằng điên”, chủ nhân bộ sưu tập chia sẻ.

“Nói cũng khó tin, như việc sưu tập được vỏ quả bom MK82 nặng 500kg mất cả tuần lễ, phải thuê cả xe cẩu bánh xích đưa từ dưới khe suối lên, rồi thuê xe cẩu vận chuyển về.

Mấy hôm trước tôi chạy xe máy từ Quảng Trị vô tận trong Quảng Nam mua được 1 lá cờ với 2 cái ống đạn, vô ra 700 cây số, đi hết 3 ngày nhưng về tới như quên mệt cả mỏi, đem lá cờ và ống đạn vừa mua được ra giặt, lau chùi liền”, anh Duyệt kể.

Trong bộ sưu tập đồ sộ của anh Duyệt, ngoài những kỷ vật của bộ đội Việt Nam, còn có cả những món đồ thuộc về hồi xưa và cả những vật dụng của lính Mỹ.

Chủ nhân của bộ sưu cho biết, thời còn trẻ anh làm ở tiệm lốp ô tô của gia đình ở gần cầu vượt Đông Hà hiện nay. Sau này, các anh em trong gia đình mỗi người mở tiệm lốp riêng ở Quảng Trị như Đông Hà, Triệu Phong, còn anh Duyệt bôn ba sang Lào mở tiệm lốp và hiện nay đã “giải nghệ”...

Anh Duyệt cho biết anh rất vui vì tại căn nhà bên tuyến đường ven biển này anh được gặp thêm những cựu chiến binh, những khách du lịch có chung niềm đam mê sưu tầm kỷ vật.

“Nói thật bây giờ có những người không thiếu tiền nhưng để kiếm ra những món đồ này rất khó. Có thể đối với người khác, những món đồ này chỉ là đống sắt vụn nhưng đối với tôi nó là báu vật. Có người trả tỷ rưỡi tôi không bán. Tôi mà ham tiền tôi bán từ lâu rồi.

Có người đòi đổi chiếc ô tô xịn để họ sở hữu những món đồ trên nhưng tôi lắc đầu, vì tôi có mê xe ô tô đâu, chưa bao giờ trong đầu nghĩ tới chiếc xe mới, ngay cả xe máy cũng thích đi mấy chiếc xe cũ như chiếc xe Wave Alpha...”, anh Duyệt cho hay.

Một góc bộ sưu tập của người đàn ông 7X ở Quảng Trị

Gian trưng bày phía bên phải

Một góc gian trưng bày bên trái

Căn nhà của anh Duyệt nổi bật với những vỏ bom đạn từ ngoài sân vào

Bên trong căn nhà chính

Anh Ngô Duy Duyệt, chủ nhân của bộ sưu tập

Rất nhiều kỷ vật thời chiến tranh đã được anh Duyệt đem ra trưng bày trong căn nhà nhỏ

Tại không gian trưng bày còn có những "Cây nhiệt đới" còn nguyên râu...

Nhiều vật dụng thời xưa và cả "bộ sưu tập tiền giấy"... làm phong phú thêm không gian trưng bày

Những thùng đựng đạn và chiếc hộp đựng thực phẩm cũng đã được chủ nhân bộ sưu tập "góp nhặt" về

Tại không gian trưng bày còn có cả một số bộ phận của máy bay (phía ngoài hiên)...

Những khẩu súng, bánh lái tàu thủy

Tại đây còn có những chiếc nồi đồng được sắp xếp từ lớn tới nhỏ

Rất nhiều bi đông và những kỷ vật thời chiến tranh khác tại căn nhà của người đàn ông ở Quảng Trị

Duy Lợi https://ift.tt/SCOHn4W #travelblogger

Du khách đến các khu du lịch ở Cần Thơ dịp 30/4 và 1/5 tăng khoảng 15%

Du khách đến các khu du lịch ở Cần Thơ dịp 30/4 và 1/5 tăng khoảng 15%

Chiều 30/4, ông Võ Thành Giúp - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến - Thương mại - Du lịch và Quản lý di tích huyện Phong Ðiền, TP Cần Thơ cho biết, du khách đang kéo đến các khu du lịch, sự kiện mà TP tổ chức nhân kỳ nghỉ lễ.

Đêm khai mạc lễ hội Bánh dân gian Nam bộ 2023

“Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ như mọi năm, vẫn là sự kiện hút khách nhất. Các khu du lịch ở huyện Phong Điền lượng khách vẫn đang ổn định, do kỳ nghỉ lễ còn 3 ngày nữa”, ông Giúp nói.

Huyện Phong Điền có khoảng 65 điểm tham quan du lịch và di tích lịch sử, văn hóa. Huyện này là địa phương có nhiều khu, điểm du lịch nhất ở Cần Thơ. Trong đó có 3 điểm được Hiệp hội Du lịch ÐBSCL công nhận Điểm Du lịch tiêu biểu cấp đồng bằng, 5 điểm được Hiệp hội Du lịch TP Cần Thơ công nhận là Điểm Du lịch tiêu biểu cấp TP.

Biển người đến lễ hội Bánh dân gian Nam bộ năm nay

Đại diện Làng du lịch sinh thái Ông Đề (Mỹ Khánh, huyện Phong Điền) cho biết, để kéo khách, năm nay đơn vị tổ chức ngày hội trái cây.

“Lượng khách 2 ngày qua tăng gần 20% so với kỳ lễ năm trước. Người dân ngày càng có nhiều sự lựa chọn. Và vẫn còn 3 ngày nghỉ lễ nữa, chúng tôi hy vọng lượng khách sẽ còn đến đông nữa”, người đại diện nói.

Ông Nguyễn Hữu Hoàng, Phó giám đốc Làng du lịch sinh thái Mỹ Khánh cho biết, năm nay đơn vị tổ chức nhiều hoạt động như ẩm thực Nam bộ, chợ quê và các hoạt động thường diễn ra như tham quan, thưởng thức trái cây tại vườn. Ngoài ra còn có các hoạt động khác như đua heo, đua chó, xiếc thú, lotoshow, câu cá sấu...

Du khách đến Làng du lịch sinh thái Mỹ Khánh

Ông Võ Thành Giúp cho biết, kỳ nghỉ lễ cùng thời gian này năm ngoái, Phong Điền đón hơn 100.000 lượt khách. Năm nay, tuy chưa có báo cáo cụ thể nhưng dự kiến sẽ tăng trên 15% do kỳ nghỉ lễ kéo dài nhiều ngày.

Một số hình ảnh tại các khu du lịch lớn trên địa bàn huyện Phong Điền, TP Cần Thơ:

Làng du lịch Ông Đề có lượng khách tăng khoảng 20% so với kỳ nghỉ lễ năm trước

Ngày hội trái cây là sự kiện mà Làng du lịch Ông Đề tổ chức để hút khách

Du khách thích thu theo dõi những cuộc đua chó, đua heo

https://ift.tt/x5aNSMG #travelblogger

Tuần Văn hóa - du lịch Đồng Hới sẽ có những hoạt động gì dịp lễ 30/4?

Tuần Văn hóa - du lịch Đồng Hới sẽ có những hoạt động gì dịp lễ 30/4?

Ngày 24/4, UBND thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình cho biết, Tuần văn hóa - du lịch Đồng Hới năm 2023 (được tổ chức từ ngày 25/4 - 1/5), hứa hẹn sẽ có những hoạt động bất ngờ chờ đón người dân và du khách bốn phương.

Lễ hội diễu hành đường phố và múa bông chèo cạn - là một trong những hoạt động thu hút khách du lịch và người dân địa phương của Tuần văn hóa - du lịch Đồng Hới

Cụ thể, trong khuôn khổ Tuần văn hóa - du lịch Đồng Hới sẽ diễn ra các chương trình, lễ hội hấp dẫn mang nét văn hóa đặc trưng của TP Đồng Hới, như: Lễ hội đường phố-múa bông chèo cạn diễn ra ngày 28/4; Lễ hội Đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ ngày 30/4; Hội Bài chòi, liên hoan các câu lạc bộ, đội, nhóm nhảy; chương trình Triển lãm ảnh “Đồng Hới xưa và nay” diễn ra tại Công viên Nhật Lệ…

Điểm mới của Tuần Văn hóa - Du lịch Đồng Hới năm nay sẽ tổ chức không gian văn hóa chợ quê, liên hoan hương sắc ẩm thực từ ngày 26/4 - 1/5 tại Quảng trường biển Bảo Ninh, với lễ hội ẩm thực "Hương quê" gồm 20 gian hàng, giới thiệu các món ăn ngon, đặc trưng của mảnh đất Đồng Hới và Quảng Bình, như: Cháo bánh canh, bánh lọc, bánh bèo…

Các đội bơi nhận thuyền chuẩn bị tham gia Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ

Trong đó, tập trung quảng bá về đặc sản biển, kết hợp với các hoạt động bổ trợ khác, như: Tổ chức trò chơi, hoạt động văn hóa, văn nghệ, tạo không gian giải trí, thư giãn cho du khách.

Các hoạt động "Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Đồng Hới năm 2023":

- Triển lãm ảnh "Đồng Hới xưa và nay" tại Quảng trường Hồ Chí Minh, 8h - 22h ngày 25/4 - 1/5.

- Lễ hội ẩm thực "Hương quê" tại Quảng trường biển Bảo Ninh (ngày 26/4 - 1/5).

- Liên hoan các câu lạc bộ, đội, nhóm nhảy tại Công viên Nhật Lệ, 20h ngày 27/4.

- Trò chơi dân gian hội bài chòi tại phố đi bộ, 19h - 22h các ngày 22, 23 và 28/4 - 1/5. Âm nhạc đường phố, 20h - 22h ngày 28/4 - 1/5.

- Không gian văn hóa chợ quê, tại phố đi bộ, 17h - 22h, ngày 29 - 30/4.

- Chương trình âm nhạc "Chào hè rực rỡ", tại Quảng trường biển Bảo Ninh, 19h30 ngày 30/4.

- Lễ hội đường phố, 17h - 19h ngày 28/4.

- Lễ hội chèo cạn múa bông tại Quảng trường biển Bảo Ninh, 19h30 ngày 28/4.

- Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ, 7h30 ngày 30/4.

- Chương trình nghệ thuật "Đồng Hới - Hoa hồng và biển" tại Quảng trường biển Bảo Ninh 20h ngày 1/5.

Triển lãm ảnh "Đồng Hới xưa và nay" diễn ra từ ngày 25/4 - 1/5 tại công viên Nhật Lệ. Sau 5 năm, đến nay, Đồng Hới mới tổ chức lại với nội dung trưng bày các hình ảnh về Đồng Hới xưa đã khắc họa sinh động lại sự biến thiên, phát triển của thành phố "Hoa hồng" sau nhiều năm đổi mới.

Theo Ban tổ chức, các chương trình nghệ thuật trong “Tuần Văn hóa - du lịch Đồng Hới năm 2023” được dàn dựng công phu với sự tham gia của các nhóm nhạc, vũ đoàn, ca sĩ nổi tiếng.

Chương trình sẽ tái hiện quá khứ oanh liệt, kiên cường và hiện tại hội nhập, phát triển của thành phố Đồng Hới qua các tiết mục ca múa nhạc đặc sắc, hấp dẫn.

Trong đó, nổi bật nhất và hứa hẹn thu hút sự quan tâm của người dân và du khách là chuỗi các hoạt động Lễ hội Đường phố; Lễ hội chèo cạn múa bông và đón bằng công nhận lễ hội cầu ngư Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Nét độc đáo của lễ hội đua thuyền truyền thống năm nay là sẽ tổ chức lễ trình mũi và lễ buông phao. Đây là những nghi lễ được tiến hành hoàn toàn theo thể thức dân gian nhằm tôn vinh ý nghĩa tâm linh và nhân văn của lễ hội đang có nguy cơ bị mai một hoặc chưa được phát huy đúng mức.

Tuần Văn hóa - du lịch Đồng Hới năm nay có thêm một hoạt động mới là không gian nghệ thuật tại Quảng trường Hồ Chí Minh với chủ đề "Chào mừng kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023).

Theo Chủ tịch UBND thành phố Đồng Hới Hoàng Ngọc Đan, đây là dịp quảng bá, giới thiệu những đặc trưng văn hóa truyền thống của người Đồng Hới, thành tựu trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và tiềm năng, thế mạnh của thành phố đến với du khách trong và ngoài nước; nâng cao nhận thức của cộng đồng và toàn xã hội về vị trí, vai trò, lợi ích của ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thông qua những hoạt động nhằm thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, tạo không khí vui tươi sôi nổi kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5) và giỗ Tổ Hùng Vương.

Từ đó, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, động viên các tầng lớp nhân dân phát huy truyền thống cách mạng, đẩy mạnh các phong trào thi đua thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội mà nghị quyết đại hội Đảng các cấp đã đề ra.

Hà Vũ https://ift.tt/AfZdvY2 #travelblogger

Tàu phà tăng chuyến, máy bay giảm giá vé, du lịch Kiên Giang vẫn vắng khách

Tàu phà tăng chuyến, máy bay giảm giá vé, du lịch Kiên Giang vẫn vắng khách

Sáng 30/4, bà Nguyễn Thị Mộng Quyên, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch Hà Tiên cho biết, trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 5 ngày, lượng khách đổ về TP Hà Tiên dần đông hơn, nhưng nhìn chung khá ế khách.

Bến tàu có khách nhưng không quá náo nhiệt

Các điểm tham quan, vui chơi giải trí ở Hà Tiên (Kiên Giang) như Mũi Nai, Thạch Động, núi Đá Dựng, quần đảo Hải Tặc… khách đến vui chơi, giải trí khá sôi động.

“Ước trong ngày đầu nghỉ lễ (29/4), TP Hà Tiên đón khoảng 6.000 - 7.000 lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Dự báo, hôm nay ngày 30/4, lượng khách sẽ đông hơn do Hà Tiên tổ chức chương trình biểu diễn, trải nghiệm dù lượn và flyboard rất hấp dẫn; ước đón 20.000 - 25.000 lượt du khách”, bà Quyên cho biết.

Để đón khách dịp lễ 30/4 và 1/5, TP Hà Tiên đã chỉnh trang đô thị, đẩy mạnh quảng bá và tung ra nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn…

“Dự báo cả kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 này, TP Hà Tiên đón khoảng 100.000 lượt du khách, và sẽ thấp hơn so cùng kỳ năm 2022”, bà Quyên nói.

Các hãng tàu đều có lịch tăng chuyến

Trong khi đó, tại đảo ngọc Phú Quốc, nhiều cơ sở lưu trú cho hay công suất phòng dịp lễ chỉ đạt khoảng 50 - 60%. Tại nhiều điểm vui chơi giải trí khách vẫn đông nhưng không bằng so cùng kỳ năm 2022.

Theo Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, dự kiến tổng khai thác từ ngày 28/4 - 3/5 có 594 lượt máy bay cất/hạ cánh; trong đó bay quốc tế 48 lượt cất/hạ cánh, 546 lượt cất/hạ cánh quốc nội.

Dịp nghỉ lễ này, trong ngày 1/5 sẽ có nhiều chuyến bay nhất với khoảng 104 lượt chuyến bay cất/hạ cánh. Tổng số khách dự kiến qua Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc dịp này là 115.680 hành khách. Trong số này khách quốc tế 6.480 người, khách quốc nội 109.200 người. So với năm 2022, số chuyến bay giảm trên 20%.

Cáp treo ra Hòn Thơm (Phú Quốc)

Để phục vụ nhu cầu đi lại và du lịch của khách dịp lễ 30/4 và 1/5, hiện các hãng tàu cao tốc, phà cũng đã tăng chuyến phục vụ du khách ra Hòn Sơn, Nam Du, nhất là ra đảo ngọc Phú Quốc.

Tính từ ngày 29/4 - 2/5, có khoảng 50 chuyến tàu cao tốc, phà từ TP Hà Tiên, TP Rạch Giá đi Hòn Sơn, Nam Du (Kiên Hải), TP Phú Quốc và ngược lại.

Kỳ nghỉ lễ năm nay, Phú Quốc không đón nhiều du khách

Ghi nhận ngày 29/4, tại Cảng thủy nội địa Rạch Giá, xe cộ nhộn nhịp, nhiều du khách chờ xuống tàu, phà đi các đảo Hòn Sơn, Nam Du và TP Phú Quốc chơi lễ.

>>> Cilp ghi tại TP Phú Quốc sáng 30/4, khách du lịch trở lại rất đông nhưng so với năm 2022 chỉ bằng 40%

Theo Công ty CP Tàu cao tốc Superdong Kiên Giang, tuyến TP Hà Tiên, TP Rạch Giá đi TP Phú Quốc và ngược lại có 28 chuyến/ngày, tăng 10 chuyến so với ngày thường. Tàu cao tốc từ TP Rạch Giá đi Hòn Sơn, Nam Du chạy 8 chuyến/ngày…

Hoàng Nghiệp https://ift.tt/Mus2SVU #travelblogger

Tuần Văn hóa - du lịch Đồng Hới sẽ có những hoạt động gì dịp lễ 30/4?

Tuần Văn hóa - du lịch Đồng Hới sẽ có những hoạt động gì dịp lễ 30/4?

Ngày 24/4, UBND thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình cho biết, Tuần văn hóa - du lịch Đồng Hới năm 2023 (được tổ chức từ ngày 25/4 - 1/5), hứa hẹn sẽ có những hoạt động bất ngờ chờ đón người dân và du khách bốn phương.

Lễ hội diễu hành đường phố và múa bông chèo cạn - là một trong những hoạt động thu hút khách du lịch và người dân địa phương của Tuần văn hóa - du lịch Đồng Hới

Cụ thể, trong khuôn khổ Tuần văn hóa - du lịch Đồng Hới sẽ diễn ra các chương trình, lễ hội hấp dẫn mang nét văn hóa đặc trưng của TP Đồng Hới, như: Lễ hội đường phố-múa bông chèo cạn diễn ra ngày 28/4; Lễ hội Đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ ngày 30/4; Hội Bài chòi, liên hoan các câu lạc bộ, đội, nhóm nhảy; chương trình Triển lãm ảnh “Đồng Hới xưa và nay” diễn ra tại Công viên Nhật Lệ…

Điểm mới của Tuần Văn hóa - Du lịch Đồng Hới năm nay sẽ tổ chức không gian văn hóa chợ quê, liên hoan hương sắc ẩm thực từ ngày 26/4 - 1/5 tại Quảng trường biển Bảo Ninh, với lễ hội ẩm thực "Hương quê" gồm 20 gian hàng, giới thiệu các món ăn ngon, đặc trưng của mảnh đất Đồng Hới và Quảng Bình, như: Cháo bánh canh, bánh lọc, bánh bèo…

Các đội bơi nhận thuyền chuẩn bị tham gia Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ

Trong đó, tập trung quảng bá về đặc sản biển, kết hợp với các hoạt động bổ trợ khác, như: Tổ chức trò chơi, hoạt động văn hóa, văn nghệ, tạo không gian giải trí, thư giãn cho du khách.

Các hoạt động "Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Đồng Hới năm 2023":

- Triển lãm ảnh "Đồng Hới xưa và nay" tại Quảng trường Hồ Chí Minh, 8h - 22h ngày 25/4 - 1/5.

- Lễ hội ẩm thực "Hương quê" tại Quảng trường biển Bảo Ninh (ngày 26/4 - 1/5).

- Liên hoan các câu lạc bộ, đội, nhóm nhảy tại Công viên Nhật Lệ, 20h ngày 27/4.

- Trò chơi dân gian hội bài chòi tại phố đi bộ, 19h - 22h các ngày 22, 23 và 28/4 - 1/5. Âm nhạc đường phố, 20h - 22h ngày 28/4 - 1/5.

- Không gian văn hóa chợ quê, tại phố đi bộ, 17h - 22h, ngày 29 - 30/4.

- Chương trình âm nhạc "Chào hè rực rỡ", tại Quảng trường biển Bảo Ninh, 19h30 ngày 30/4.

- Lễ hội đường phố, 17h - 19h ngày 28/4.

- Lễ hội chèo cạn múa bông tại Quảng trường biển Bảo Ninh, 19h30 ngày 28/4.

- Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ, 7h30 ngày 30/4.

- Chương trình nghệ thuật "Đồng Hới - Hoa hồng và biển" tại Quảng trường biển Bảo Ninh 20h ngày 1/5.

Triển lãm ảnh "Đồng Hới xưa và nay" diễn ra từ ngày 25/4 - 1/5 tại công viên Nhật Lệ. Sau 5 năm, đến nay, Đồng Hới mới tổ chức lại với nội dung trưng bày các hình ảnh về Đồng Hới xưa đã khắc họa sinh động lại sự biến thiên, phát triển của thành phố "Hoa hồng" sau nhiều năm đổi mới.

Theo Ban tổ chức, các chương trình nghệ thuật trong “Tuần Văn hóa - du lịch Đồng Hới năm 2023” được dàn dựng công phu với sự tham gia của các nhóm nhạc, vũ đoàn, ca sĩ nổi tiếng.

Chương trình sẽ tái hiện quá khứ oanh liệt, kiên cường và hiện tại hội nhập, phát triển của thành phố Đồng Hới qua các tiết mục ca múa nhạc đặc sắc, hấp dẫn.

Trong đó, nổi bật nhất và hứa hẹn thu hút sự quan tâm của người dân và du khách là chuỗi các hoạt động Lễ hội Đường phố; Lễ hội chèo cạn múa bông và đón bằng công nhận lễ hội cầu ngư Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Nét độc đáo của lễ hội đua thuyền truyền thống năm nay là sẽ tổ chức lễ trình mũi và lễ buông phao. Đây là những nghi lễ được tiến hành hoàn toàn theo thể thức dân gian nhằm tôn vinh ý nghĩa tâm linh và nhân văn của lễ hội đang có nguy cơ bị mai một hoặc chưa được phát huy đúng mức.

Tuần Văn hóa - du lịch Đồng Hới năm nay có thêm một hoạt động mới là không gian nghệ thuật tại Quảng trường Hồ Chí Minh với chủ đề "Chào mừng kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023).

Theo Chủ tịch UBND thành phố Đồng Hới Hoàng Ngọc Đan, đây là dịp quảng bá, giới thiệu những đặc trưng văn hóa truyền thống của người Đồng Hới, thành tựu trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và tiềm năng, thế mạnh của thành phố đến với du khách trong và ngoài nước; nâng cao nhận thức của cộng đồng và toàn xã hội về vị trí, vai trò, lợi ích của ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thông qua những hoạt động nhằm thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, tạo không khí vui tươi sôi nổi kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5) và giỗ Tổ Hùng Vương.

Từ đó, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, động viên các tầng lớp nhân dân phát huy truyền thống cách mạng, đẩy mạnh các phong trào thi đua thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội mà nghị quyết đại hội Đảng các cấp đã đề ra.

Hà Vũ https://ift.tt/AfZdvY2 #travelblogger

Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2023

Đến lễ hội ẩm thực Festival Nghề truyền thống Huế 2023 thưởng thức món gì?

Đến lễ hội ẩm thực Festival Nghề truyền thống Huế 2023 thưởng thức món gì?

Lễ hội ẩm thực trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2023 với sự tham gia của hơn 50 gian hàng ẩm thực là các nghệ nhân, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng ẩm thực trong và ngoài tỉnh Thừa Thiên - Huế cùng tham gia nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy vị trí, vai trò ẩm thực Huế nói chung và nghề Bún nói riêng.

Lễ hội ẩm thực với chủ đề “Tinh hoa nghề Bún” được tổ chức tại Công viên Thương Bạc, TP Huế từ ngày 29/4 - 2/5 (Ảnh: Hoàng Lê)

“Lễ hội ẩm thực là dịp tôn vinh các nghệ nhân ẩm thực, quảng bá những giá trị văn hóa ẩm thực đặc sắc của Huế, đặc biệt là nghề Bún”, Ban Tổ chức cho hay.

Lễ hội ẩm thực với chủ đề “Tinh hoa nghề Bún” được tổ chức tại Công viên Thương Bạc từ ngày 29/4 - 2/5.

Tại không gian lễ hội này, ngoài bún còn có những món ẩm thực dân gian nổi tiếng của người dân ở các địa phương trong và ngoài tỉnh hội tụ về để phục vụ người dân, du khách trong và ngoài nước.

Đáng chú ý, theo Ban Tổ chức, bên cạnh các hoạt động giao lưu, thưởng thức ẩm thực với thực đơn đặc sắc và đa dạng, trong khuôn khổ lễ hội ẩm thực với chủ đề “Tinh hoa nghề Bún” còn có hội thi “Không gian Ẩm thực trong vườn Huế”.

Đặc biệt, cũng tại không gian lễ hội này, Ban Tổ chức sẽ thực hiện việc xác lập Kỷ lục Việt Nam “Bún xào thập cẩm Kiểu Huế 1.000 dĩa phục vụ 1.000 người ăn một lần tại chỗ”.

Khu vực diễn ra khai mạc Lễ hội ẩm thực “Tinh hoa nghề Bún” tối 29/4 nhìn từ trên cao (Ảnh: Hoàng Lê)

Festival Nghề truyền thống Huế 2023 gồm 21 nhóm nghề như: Dệt, mộc mỹ nghệ, điêu khắc, chạm khảm, sơn mài, kim hoàn, mây tre đan, tre mỹ nghệ, nón lá, hương trầm, gốm sứ, đúc đồng, rèn...

Chương trình năm nay thu hút sự tham gia của 69 làng nghề, cơ sở nghề và trên 350 nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú, bàn tay vàng đến từ các làng nghề nổi tiếng trong cả nước như: Hòa Bình, Hà Nội, Thái Bình, Ninh Thuận, Quảng Nam, Nghệ An, TP.HCM và Thừa Thiên - Huế.

Festival Nghề truyền thống Huế năm nay còn có sự tham gia của hơn 37 nghệ nhân các nghề thủ công truyền thống nổi tiếng đến từ 6 thành phố có quan hệ kết nghĩa, hợp tác với Huế như: Takayama, Shizuoka, Saijo, Sasayama (Nhật Bản), Gongju, Namyangju (Hàn Quốc) và 1 Hiệp hội nghề truyền thống Hàn Quốc.

Đáng chú ý, ngoài các chương trình “đinh” như: Lễ khai mạc và bế mạc, lễ hội ẩm thực, lễ tế Tổ bách nghệ và lễ rước tôn vinh nghề - nghi lễ tri ân và tôn vinh các giá trị nghề thủ công truyền thống Việt Nam, Festival lần này còn có nhiều chương trình nghệ thuật mới, lần đầu tiên được tổ chức như: “Tri ân dòng Hương”, lễ hội quảng diễn đường phố, giao lưu văn hóa - nghệ thuật, kết nghĩa, chương trình nghệ thuật “Giai điệu trẻ”...

Ban Tổ chức thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc lễ hội ẩm thực tối 29/4 (Ảnh: Hoàng Lê)

Đông đảo người dân và du khách đến thưởng thức các món ăn tại không gian lễ hội ẩm thực (Ảnh: Hoàng Lê)

Sản phẩm của một trong những làng bún nổi tiếng ở Huế (Ảnh: Hoàng Lê)

Những tô bún Huế không thể thiếu các gia vị đặc trưng như hành lá, ớt... (Ảnh: Hoàng Lê)

Một trong những nghệ nhân tại không gian ẩm thực "Tinh hoa nghề Bún" (Ảnh: Hoàng Lê)

Những tô bún thịt nướng cùng rau sống đặc trưng xứ Huế (Ảnh: Hoàng Lê)

Bún Huế có sợi nhỏ. Ngoài bún bò, bún thịt nướng, một trong những món bún nổi tiếng khác ở Huế là bún hến (Ảnh: Hoàng Lê)

Ngoài các món bún, tại không gian lễ hội còn có những món ẩm thực dân gian nổi tiếng của người dân ở các địa phương trong và ngoài tỉnh hội tụ về để phục vụ thực khách (Ảnh: Hoàng Lê)

Bánh ép (Ảnh: Hoàng Lê)

Những khay chả nướng (Ảnh: Hoàng Lê)

...Những xâu thịt đang nướng rất bắt mắt (Ảnh: Hoàng Lê)

...Hay những món chè của các nghệ nhân xứ Huế (Ảnh: Hoàng Lê)

Không gian lễ hội ẩm thực tại công viên Thương Bạc nhìn vào phía Đại Nội Huế (Ảnh: Hoàng Lê)

Một góc không gian ẩm thực nhìn lên phía cầu Trường Tiền (Ảnh: Hoàng Lê)

...Và nhìn ra phía cầu Phú Xuân, Kỳ Đài Huế từ trên cao (Ảnh: Hoàng Lê)

Duy Lợi https://ift.tt/2P6IG3S #travelblogger

MobiSafe - “áo giáp” bảo vệ người dùng trước các mối đe dọa trực tuyến HOT nhất 2023

Không gian mạng càng mở, các rủi ro về an toàn thông tin càng tăng. Điều này bắt buộc người dùng phải nâng cao cảnh giác, trang bị thêm giả...