Theo Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, sẽ “không có ai thắng trong cuộc chiến ở Ukraine, chỉ có những kẻ thua cuộc”.
“Sự leo thang chiến tranh ở Ukraine, dù đó là một sự ngẫu nhiên hay được dàn dựng trước, sẽ đe dọa tới toàn bộ nhân loại. Cuộc xung đột có thể kết thúc bằng tận thế hạt nhân. Viễn cảnh về một cuộc xung đột hạt nhân, từng không thể tưởng tượng ra, giờ đã quay trở lại với khả năng có thể xảy ra”, hãng tin RT dẫn lời ông Guterres nói hôm 14/3.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres hôm 14/3. Ảnh: AP |
“Chỉ riêng Ukraine đã cung cấp hơn một nửa lượng lúa mì của Chương trình Lương thực thế giới. Sản lượng dầu hoa cải từ Nga và Ukraine cũng chiếm một nửa sản lượng toàn cầu. Cuộc chiến này đã vượt qua ranh giới của Ukraine. 'Thanh gươm Damocles', tức một hiểm nguy đang cận kề, đang treo lơ lửng trên nền kinh tế toàn cầu, nhất là ở những nước đang phát triển”, ông Guterres nói thêm.
Theo hãng tin RT, các bình luận trên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc có liên quan tới việc Tổng thống Nga Vladimir Putin vào cuối tháng trước đã ra lệnh cho quân đội Nga đặt các lực lượng răn đe hạt nhân trong tình trạng báo động cao để sẵn sàng ứng phó với các đe dọa từ NATO.
"Các quan chức cấp cao của những nước đứng đầu NATO đang đưa ra các tuyên bố gây hấn chống lại đất nước chúng ta, do đó, tôi ra lệnh cho Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga chuyển lực lượng răn đe của quân đội Nga sang chế độ đặc biệt về nhiệm vụ chiến đấu", ông chủ Điện Kremlin khi đó nói.
Về phía các nước phương Tây, một số chính trị gia ở châu Âu và Mỹ đang gây áp lực lên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để thiết lập “vùng cấm bay” ở Ukraine, một động thái thể hiện cam kết của khối quân sự này trong việc bắn hạ máy bay Nga trên không phận Ukraine, qua đó mở ra một cuộc xung đột giữa các siêu cường hạt nhân.
Dù vậy, giới lãnh đạo NATO luôn bác bỏ phương án thiết lập “vùng cấm bay” ở Ukraine, trong khi chính quyền Washington nhiều lần khẳng định rằng họ sẽ không đối đầu với Nga trừ khi có một thành viên trong khối quân sự NATO bị tấn công.
Ở một diễn biến khác, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, ông Mykhailo Podoliak cho biết cuộc đàm phán trực tuyến giữa hai phái đoàn Nga-Ukraine đã phải “tạm dừng kỹ thuật”, bởi hai bên cần làm rõ một số vấn đề. “Cuộc đàm phán về hòa bình sẽ tiếp tục vào ngày hôm nay (15/3)”, thông cáo của ông Podoliak đăng trên Twitter nêu rõ.
Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) vào đêm 14/3 đã phê chuẩn loạt đòn trừng phạt thứ tư với Nga.
Hãng tin AP cho biết, thông cáo từ Pháp, quốc gia đang giữ ghế chủ tịch của EU viết rằng khối này đã phê chuẩn một gói trừng phạt “nhằm vào các cá nhân và thực thể có liên quan tới cuộc tấn công nhằm vào Ukraine, cùng một số lĩnh vực trong nền kinh tế Nga”.
Dự kiến, các chi tiết về những lệnh trừng phạt mới trên sẽ được công bố trên trang tin của EU.
Theo hãng AP, EU đã áp nhiều đòn trừng phạt cứng rắn lên nền kinh tế, hệ thống tài chính và giới tài phiệt Nga, ngay cả Tổng thống Vladimir Putin và nhiều quan chức cấp cao khác cũng không ngoại lệ. Hồi tuần trước, EU đã áp lệnh trừng phạt lên 14 nhà tài phiệt có liên hệ với Điện Kremlin và 146 nghị sĩ Nga, đồng thời hạn chế xuất khẩu công nghệ hàng hải và thông tin liên lạc qua radio sang nước này.
>>> Cập nhật chiến sự Nga - Ukraine hôm nay
Tuấn Trần
Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine sẽ kết thúc thế nào?
Phương Tây từng dự đoán chính xác thời điểm Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, song việc dự đoán thời điểm xung đột kết thúc sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Nga để ngỏ khả năng 'kiểm soát hoàn toàn' các thành phố lớn ở Ukraine
Theo Reuters, Điện Kremlin nói quân đội Nga có thể kiểm soát hoàn toàn các trung tâm dân cư chủ chốt tại Ukraine, đồng thời bác tin tìm kiếm trợ giúp từ Trung Quốc.
Travel Blogger chuyên review những địa điểm du lịch khắp cả nước, mang đến những trải nghiệm mới nhất cho bạn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét