Hàng loạt bệnh viện lớn, đầu ngành như Bệnh viện Bạch Mai, K, Việt Đức đều xin dừng thí điểm tự chủ toàn diện để quay về hưởng bao cấp từ ngân sách do nhiều khó khăn, vướng mắc về nguồn thu. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng điều này là hợp lý, để các đơn vị từ tự chủ chi thường xuyên tiến tới tự chủ toàn bộ cả chi đầu tư...
Ngày 5/11, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tham gia trả lời cùng Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà về nội dung tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết Chính phủ ban hành Nghị định 60/2021/NĐ-CP thay thế Nghị định 16/2015/NĐ-CP về tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó xác định tự chủ một phần hoặc tự chủ toàn diện.
Mục tiêu thực hiện tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập là để thực hiện nhiệm vụ chính trị Nhà nước giao và thực hiện hoàn thiện các danh mục tự chủ, để từ đó, xác định được nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn khác phục vụ các đơn vị sự nghiệp công lập, đảm bảo sự chủ động, tự chủ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Trong việc xây dựng và hoàn thiện các danh mục, nguyên tắc với các dịch vụ thiết yếu, Nhà nước đảm bảo kinh phí; với các dịch vụ cơ bản, Nhà nước hỗ trợ kinh phí. Còn với các dịch vụ đặc thù của một số ngành lĩnh vực, thực hiện cơ chế đặt hàng hoặc đấu thầu, tạo điều kiện cho các đơn vị ngoài công lập tham gia.
Cùng với việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập, các chính sách liên quan cũng đang được hoàn thiện như về chính sách đất đai, theo đó, các đơn vị sự nghiệp công lập cần nộp tiền thuê đất hay không liên quan đến Luật Đất đai (sửa đổi); hay chính sách đấu thầu dịch vụ công như vận chuyển rác thải đô thị…
Nhấn mạnh về vướng mắc hiện nay trong việc tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ trưởng cho biết trước đây chúng ta thí điểm tự chủ toàn phần với một số đơn vị. Tuy nhiên, hiện việc huy động nguồn lực xã hội hoá, phục vụ việc tự chủ tài chính đang gặp khó khăn.
Cũng theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, điều này cũng là hợp lý để cho đơn vị phát triển được tốt nhất.
“Từ tự chủ chi thường xuyên tiến tới khi nguồn thu ổn định, sẽ tự chủ toàn bộ cả chi đầu tư, như vậy, chất lượng dịch vụ ngày một tăng và phục vụ người dân sẽ tốt hơn”, Bộ trưởng Bộ Tài chính nói.
"Ở các Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K, Việt Đức… nguồn thu khó khăn, việc liên doanh, liên kết cũng khó khăn nên các đơn vị này xin thôi không thực hiện tự chủ toàn phần mà xin tự chủ một phần, tức là tự chủ chi thường xuyên, còn chi đầu tư như như mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng cơ sở mới... ngân sách nhà nước đảm bảo”,
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc.
Bổ sung thêm về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ trưởng cho biết tự chủ hiện tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực là giáo dục, y tế và khoa học công nghệ. Trong đó, hai lĩnh vực giáo dục và y tế là 2 trụ cột an sinh xã hội quan trọng nhất hiện nay, có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đời sống của người dân.
Do đó, Bộ trưởng nhấn mạnh: “Khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong 2 lĩnh vực này cần thận trọng, chắc chắn, hiệu quả và tránh việc chạy theo phong trào”.
Mục tiêu khi thực hiện tự chủ là để tăng tính chủ động, sáng tạo và tính tự quyết cho đơn vị sự nghiệp công lập. Nếu đơn vị đảm bảo được tự chủ 100% thì sẽ trả lương theo kết quả lao động, còn nếu đảm bảo tự chủ chi thường xuyên, trả lương theo quy định, số tiền còn lại được đưa vào quỹ thu nhập, quỹ đơn vị để tái đầu tư...
Tất cả đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là làm sao cung cấp dịch vụ tốt nhất cho người dân.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc lấy dẫn chứng, bệnh viện công lập là nơi thường phục vụ người dân thu nhập thấp, người nghèo nên giá dịch vụ vừa phải.
Chẳng hạn, giá chụp X-quang tại Bệnh viện Bạch Mai chỉ 45.000 đồng nhưng cũng dịch vụ này ở bệnh viện tư có thể lên tới 500.000 đồng, rõ ràng mức này người thu nhập thấp không thể chi trả.
Những đơn vị nào chưa đảm bảo tự chủ, chưa thu hút được nguồn lực từ bên ngoài tham gia, ngân sách nhà nước phải đảm bảo để luôn đổi mới trang thiết bị, công nghệ và giữ được người giỏi trong hệ thống, phục vụ người dân tốt nhất.
Bộ trưởng nhấn mạnh thêm: “Nhiều quốc gia như Singapore, trả lương công chức cao hơn doanh nghiệp ngoài Nhà nước, để giữ người giỏi kiến tạo chính sách, hoạch định chiến lược và quản lý nhà nước tốt nhất, tạo nền tảng cho sự phát triển. Cần có chính sách tốt để giữ lực lượng tinh hoa nhất, nhất là lĩnh vực giáo dục, y tế để phục vụ người dân”.
-Trâm Anh
Gốm sứ Bát Tràng Mekoong là dòng gốm sứ lâu đời nhất tại Việt Nam, là làng nghề Bát Tràng đã có tuổi đời tới trên 700 năm. Gốm Bát Tràng xuất hiện từ những thế kỷ 14 15, trải qua nhiều khó khăn thăng trầm Bát Tràng vẫn trụ vững trên thị trường. Không những vậy ngày càng được yêu thích và tin dùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét