Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, một trong các khâu cần làm ngay là rà soát, sắp xếp lại các cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông. Tuy nhiên, có địa phương sắp xếp còn tương đối cơ giới, máy móc...
Vấn đề thiếu giáo viên tiếp tục được các đại biểu Quốc hội nêu ra tại phiên chất vấn với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà chiều 4/11. Trao đổi thêm về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục những bất cập về tình trạng thiếu giáo viên.
Đặt câu hỏi tại phiên chất vấn, Đại biểu Đỗ Huy Khánh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai cho biết, Bộ Chính trị đã có quyết định giao bổ sung 65.850 biên chế giáo viên cho giai đoạn 2022 - 2026. Tuy nhiên, năm học 2022 - 2023 tình trạng thiếu giáo viên vẫn còn rất lớn, nhất là đối với các tỉnh/thành phố có số lượng học sinh tăng cao. Đại biểu đề nghị có giải pháp cụ thể về vấn đề này.
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk cho rằng, việc giao số lượng biên chế viên chức sự nghiệp của Bộ Nội vụ những năm qua đã làm cho nhiều địa phương không thể bố trí giáo viên theo đúng định mức, vị trí việc làm dẫn đến tình trạng nhiều điểm trường, điểm lớp ở vùng biên giới, biển đảo, vùng sâu, vùng xa thiếu giáo viên và bố trí giáo viên không đúng việc làm.
Trao đổi tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, một trong các khâu cần làm ngay là rà soát, sắp xếp lại các cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo công tác này trong hai năm qua và có những kết quả khả quan.
“Tuy nhiên, mỗi địa phương có một kết quả rà soát khác nhau, có địa phương sắp xếp tương đối cơ giới, máy móc, cứng nhắc. Do đó, đề nghị tới đây việc sắp xếp cần đảm bảo khoa học, các học sinh có điều kiện học tập thuận tiện nhất, giáo viên cũng không quá khó khăn trong việc dạy của mình”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.
Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, để khắc phục tình trạng trên, một trong những giải pháp cần thực hiện là tiếp tục tuyển theo chỉ tiêu cũ, vừa khẩn trương tuyển theo chỉ tiêu mới. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất, tạm tuyển đối tượng giáo viên đạt được tiêu chuẩn cũ nhưng chưa đạt tiêu chuẩn mới, đồng thời đề ra lộ trình bồi dưỡng, nâng chuẩn cho các đối tượng này để đạt được tiêu chuẩn mới vào năm 2030.
Về việc giảm số lượng giáo viên nghỉ việc, chuyển việc đang diễn ra, Bộ đang tiến hành nhiều giải pháp, trong đó có rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng cho rằng, cần nâng cao năng lực của các trường đại học Sư phạm; có lộ trình tăng lương cho giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, cải thiện môi trương làm việc, hỗ trợ về mặt chuyên môn cho giáo viên.
Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng mong xã hội, phụ huynh và học sinh, cộng đồng xã hội có sự chia sẻ với các thầy cô, vì lợi ích của con em, những mầm non tương lại đất nước.
Làm rõ thêm về vấn đề giao biên chế sự nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thực chất việc giao biên chế viên chức hàng năm Bộ không có thẩm quyền, Bộ chỉ đề xuất tham mưu cho Chính phủ bổ sung biên chế giáo viên đáp ứng yêu cầu có học sinh thì phải có giáo viên.
Tới đây, Bộ Nội vụ tiếp tục kiến nghị sửa đổi phù hợp hơn về nội dung này, đề nghị giao biên chế trên cơ sở định mức, các địa phương cũng cần sắp xếp lại quy mô hệ thống trường lớp, giảm bớt các điểm trường lẻ để giảm đầu mối, giảm biên chế giáo viên.
-Nhật Dương
Gốm sứ Bát Tràng Mekoong là dòng gốm sứ lâu đời nhất tại Việt Nam, là làng nghề Bát Tràng đã có tuổi đời tới trên 700 năm. Gốm Bát Tràng xuất hiện từ những thế kỷ 14 15, trải qua nhiều khó khăn thăng trầm Bát Tràng vẫn trụ vững trên thị trường. Không những vậy ngày càng được yêu thích và tin dùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét