Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2022

Chuyển từ trạng thái “thừa tiền” sang “thiếu tiền”, thị trường MA 2022 trầm lắng

Kể từ đầu năm tới nay, không có một thương vụ mua bán và sáp nhập (MA) trị giá 1 tỷ USD nào được ghi nhận khi thị trường có những biến động rủi ro khó lường…

Chia sẻ tại buổi họp báo công bố “Diễn đàn mua bán - sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam lần thứ 14 (MA Vietnam Forum) 2022” do Báo Đầu tư tổ chức ngày 3/11, TS.Nguyễn Công Ái, Phó Tổng giám đốc KPMG Việt Nam cho biết thị trường MA năm nay giảm mạnh cả về số thương vụ và quy mô so với năm 2021.

THỊ TRƯỜNG RƠI VÀO TRẦM LẮNG

Đại diện KPMG cho hay kinh tế năm 2021 gặp khủng hoảng nhưng thị trường MA rất sôi động. Tuy nhiên, bước sang năm 2022, nền kinh tế lại chuyển trạng thái từ “thừa tiền” sang “thiếu tiền” khiến hoạt động MA rơi vào trầm lắng.

Thống kê của KPMG cho thấy, nếu như năm 2021 thị trường MA có 700 thương vụ thì trong 10 tháng đầu năm 2022 chỉ có 350 thương vụ. Theo đó, tổng giá trị MA cũng giảm 35,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 5,7 tỷ USD.

Với mức giảm sút như vậy cùng với việc một số thương vụ lớn chưa thể triển khai như kế hoạch, KPMG dự báo tình hình trong 2 tháng còn lại của năm 2022 cũng không quá khả quan.

“Năm 2022, thương vụ MA đạt giá trị cao nhất là khoảng 500 triệu USD trong khi không có thương vụ nào đạt 1 tỷ USD”, ông Ái nói và cho rằng thị trường MA đang trầm lắng nhưng chưa rơi vào trạng thái “ngủ đông”.

Số thương vụ vagrave; giaacute; trị Mamp;A từ năm 2020 đến thaacute;ng 10/2022. Nguồn: KPMG.
Số thương vụ và giá trị MA từ năm 2020 đến tháng 10/2022. Nguồn: KPMG.

Minh chứng rõ nét, theo TS. Nguyễn Công Ái, một số ngành, lĩnh vực vẫn thu hút nhiều khoản đầu tư như tiêu dùng (1,2 tỷ USD), bất động sản (gần 1 tỷ USD), công nghiệp (800 triệu USD).

Đặc biệt, ngành năng lượng đang trở nên “hot” nhất năm 2022 nếu xét về tăng trưởng giá trị, đạt gần 600 triệu USD, tăng khoảng 6 lần so với cả năm 2021.

“Chúng tôi dự báo năng lượng sẽ là lĩnh vực MA gây sốt trong thời gian tới. Hiện nay, đơn vị chúng tôi nhận được rất nhiều yêu cầu từ nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến điện mặt trời, điện gió và thủy điện”, ông Ái tiết lộ.

NHIỀU DOANH NGHIỆP TÁI CẤU TRÚC, CƠ HỘI “XUỐNG TIỀN” GIA TĂNG

Dự báo về bức tranh MA trong thời gian tới, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết hoạt động MA hiện nay có xu hướng dịch chuyển từ “cơ hội” sang “chiến lược”, nghĩa là hướng tới giá trị lâu dài hơn là cơ hội trong ngắn hạn.

“Chất MA đang thay đổi nên chỉ dựa trên quy mô giảm để nói thị trường không tốt là chưa đầy đủ”, ông Hiếu nhận định.

Tuy nhiên, ông Phan Đức Hiếu thừa nhận những rủi ro và biến động của thị trường hiện nay đang khiến người mua và người bán trên thị trường “ngập ngừng”. Song vị chuyên gia tin rằng thị trường sẽ được kích hoạt trở lại trong 1-2 năm tới khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định trở lại.

Cùng quan điểm, theo ông Bùi Ngọc Anh, đại diện Công ty Luật VLAF, trong khoảng 2-3 năm gần đây, quá trình thẩm định pháp lý hoạt động MA diễn ra lâu hơn bình thường. Cả bên mua và bên bán phải tốn nhiều thời gian và chi phí hơn để tìm hiểu, đánh giá trước khi quyết định “chốt deal”.

“Song cơ hội “xuống tiền” của nhà đầu tư là rất lớn khi lực cung đang tăng và sau giai đoạn đi xuống thì thị trường sẽ đi lên”, ông Ngọc Anh dự báo.

Ngay cả đối với lĩnh vực bất động sản, bà Vũ Thị Lan, Quản lý Bộ phận tư vấn và thẩm định giá, Công ty TNHH Cushman Wakefeld (Việt Nam), cũng bày tỏ tin tưởng về sự phục hồi trong thời gian tới.

“Động thái siết thị trường của cơ quan quản lý nhà nước như vừa qua là nhằm từng bước thanh lọc thị trường. Dù có khó khăn trước mắt nhưng bất động sản có tính chu kỳ, sau giai đoạn sốt nóng thì phải chững lại. Ở giai đoạn nào cũng có thách thức nhưng cũng có cơ hội”, bà Lan cho biết.

Dưới góc nhìn của TS Nguyễn Công Ái, thị trường MA giai đoạn 2023-2024 sẽ tương đối trầm lắng. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư có sẵn tiền mặt mua lại các dự án hấp dẫn.

“Thị trường thời gian tới có thể là thị trường của người mua chứ không phải là thị trường của người bán. Đặc biệt, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ góp mặt nhiều hơn bởi vì nguồn tiền trong nước đang hạn hẹp khi lãi suất tăng lên và thanh khoản ít dần buộc doanh nghiệp phải tái cấu trúc, bán bớt tài sản, kêu gọi đầu tư do sức ép về tài chính”, đại diện KPMG dự báo.

-Anh Nhi

Gốm sứ Bát Tràng Mekoong là dòng gốm sứ lâu đời nhất tại Việt Nam, là làng nghề Bát Tràng đã có tuổi đời tới trên 700 năm. Gốm Bát Tràng xuất hiện từ những thế kỷ 14 15, trải qua nhiều khó khăn thăng trầm Bát Tràng vẫn trụ vững trên thị trường. Không những vậy ngày càng được yêu thích và tin dùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TSMC ngừng cung cấp chip AI tiên tiến cho Trung Quốc HOT nhất 2023

Gã khổng lồ bán dẫn TSMC sẽ ngừng cung cấp chip AI tiên tiến cho các đối tác Trung Quốc từ thứ Hai tuần tới (11/11). Trích nguồn: https:/...