Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2022

Nhiều di sản văn hóa phi vật thể hội tụ tại Bạc Liêu

Nhiều di sản văn hóa phi vật thể hội tụ tại Bạc Liêu

Ngày 27/11, tại TP Bạc Liêu, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Nam, Phú Yên, Sóc Trăng tổ chức khai mạc “Không gian Hội tụ tinh hoa Di sản văn hóa phi vật thể đại diện các vùng, miền”.

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa – Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022.

Ông Phan Thanh Duy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu khẳng định, di sản văn hóa là những báu vật của quốc gia và chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn và phát huy.

Không gian di sản quy tụ các nghệ sĩ, nghệ nhân đại diện cho: Di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; di sản Dân ca Quan họ Bắc Ninh; di sản Ca Trù; di sản nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ.

Kế đó là di sản nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ; di sản hát Chèo, hát Xẩm và các loại hình nghệ thuật của đồng bào Khmer đến từ TP Hà Nội và các tỉnh Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Nam, Phú Yên, Sóc Trăng, Bạc Liêu.

Thông qua sự kiện này, Bạc Liêu muốn giới thiệu, quảng bá những nét đặc sắc về văn hóa, du lịch của địa phương đến với bạn bè trong và ngoài nước. Từ đó tạo điều kiện cho việc hợp tác trong lĩnh vực văn hóa gắn với thúc đẩy phát triển du lịch.

Đồng thời, đây còn là cơ hội để tỉnh Bạc Liêu kết nối với các tỉnh, thành tổ chức ký kết, hợp tác xúc tiến đầu tư – thương mại, phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế- xã hội các địa phương trong thời gian tới.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phan Thanh Duy cho biết, các loại hình di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vinh danh, công nhận thể hiện nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng các dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu xem nghệ nhân vẽ tranh Đông Hồ.

"Thông qua không gian hội tụ tinh hoa Di sản văn hóa phi vật thể đại diện các vùng, miền lần này nhằm giúp cho các nghệ sĩ, nghệ nhân có điều kiện giao lưu, học hỏi giá trị các loại hình di sản mang tính nhân văn sâu sắc, độc đáo, trữ tình. Thể hiện đậm nét truyền thống văn hóa đặc trưng các vùng, miền trên cả nước, góp phần bảo vệ và phát huy giá trị các di sản", ông Duy nhấn mạnh.

Cũng theo ông Duy, di sản văn hóa là những báu vật của quốc gia và chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn và phát huy. Để từ đó, các di sản kết nối con người từ trong quá khứ, đến hiện tại và hướng tới tương lai, góp phần giúp chúng ta hun đúc cốt cách, hồn cốt dân tộc.

Vì vậy, với trách nhiệm của mình, UBND tỉnh Bạc Liêu sẽ cố gắng và tạo mọi điều kiện để các đoàn được giao lưu, quảng bá, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc.

Đồng thời, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc. Đồng thời quảng bá tiềm năng văn hóa, thương mại và du lịch, liên kết phát triển du lịch di sản bền vững giữa các vùng, miền.

Dưới đây là một số hình ảnh về “Không gian hội tụ tinh hoa Di sản văn hóa phi vật thể đại diện các vùng, miền” tại Bạc Liêu:

"Ca trù" có vị trí đặc biệt trong kho tàng âm nhạc truyền thống của Việt Nam, gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, tư tưởng và triết lý sống của người Việt.

"Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân Tây Nguyên, như một phần không thể thiếu trong suốt vòng đời mỗi con người và trong hầu như tất cả các sự kiện quan trọng của cộng đồng.

"Dân ca Quan họ Bắc Ninh" là hình thức hát đối đáp giữa nam và nữ để biểu lộ tâm tình, ca tụng tình yêu thông qua những câu ca mộc mạc, đằm thắm; được thực hành trong các hoạt động văn hóa, xã hội của cộng đồng. Dân ca được cộng đồng lưu giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ, trở thành bản sắc của địa phương và lan tỏa trở thành không gian văn hóa đặc thù.

"Nghệ thuật Bài Chòi" ra đời từ nhu cầu liên lạc với nhau giữa các chòi canh trên nương rẫy. Đây vừa là loại hình nghệ thuật diễn xướng mang tính sáng tạo ngẫu hứng, vừa là trò chơi dân gian vui nhộn, đầy trí tuệ kết hợp âm nhạc, thơ ca, diễn xuất, hội họa và văn học.

"Đờn ca tài tử" là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ, hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ XIX trên cơ sở của nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ không ngừng được sáng tạo nhờ tính ngẫu hứng và sự biến hóa theo cảm xúc của người thực hành trên cơ sở của 20 bài gốc (bài Tổ) và 72 bản nhạc cổ.

"Loại hình nghệ thuật của đồng bào Khmer" nổi tiếng với nghệ thuật múa như múa Răm vông, Lăm leo, Sarvan; nghệ thuật sân khấu độc đáo và đặc sắc với các loại hình sân khấu Rô băm, sân khấu Dù kê... Những giá trị đó đã và đang được đồng bào Khmer ở Sóc Trăng bảo tồn, phát huy trong đời sống hàng ngày, phát triển hài hòa trong bối cảnh đất nước đang hội nhập sâu rộng.

Qua âm thanh "đàn đá", du khách sẽ cảm nhận cái hay, cái đẹp trong âm nhạc truyền thống của vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Gia Minh https://ift.tt/NolBeUA #travelblogger

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố khoản đầu tư 500 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng AI HOT nhất 2023

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố khoản đầu tư của khu vực tư nhân lên tới 500 tỷ USD tài trợ cho cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo, nhằm...