Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2022

Nhiều phù điêu ở chùa Quán Thánh bị tô xanh đỏ: Quản chùa tự bỏ tiền ra sơn

Nhiều phù điêu ở chùa Quán Thánh bị tô xanh đỏ: Quản chùa tự bỏ tiền ra sơn

Thời gian gần đây, dư luận quan tâm tới việc di tích chùa Quán Thánh (thuộc địa phận phường An Hưng, TP Thanh Hoá) bị xâm hại nghiêm trọng.

Khi di tích bị xâm hại

Chùa Quán Thánh tọa lạc trên vách đá cheo leo thuộc khu Di tích danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia núi An Hoạch được Bộ VH-TT&DL xếp hạng Di tích cấp Quốc gia năm 1992 gồm các cụm di tích là Đình Thượng, chùa Hinh Sơn, chùa Quan Thánh, Lăng Quận Mãn và Hòn Vọng Phu.

Hình tượng người, chữ viết được tô vẽ bằng sơn làm thay đổi nguyên trạng ban đầu

Chùa Quan Thánh lưu giữ nhiều bức phù điêu tạc hình tượng voi, ngựa và Quận Công Lê Trung Nghĩa, Quan Công cùng các tùy tùng và các tấm bia chữ Hán ghi lại các áng, văn thơ từ thời xa xưa. Chùa Quan Thánh là di tích kiến trúc nghệ thuật thuộc loại vô cùng độc đáo bởi hệ thống tượng pháp, bia, đại tự… được tiền nhân tạc trực tiếp vào các vách đá, vòm trần hang chùa vào khoảng thế kỷ XVI-XVII.

Chùa Quán Thánh tọa lạc trên vách đá cheo leo thuộc khu Di tích danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia núi An Hoạch

Thế nhưng thời gian qua, hình người, vật và chữ bị tô vẽ lên màu đỏ, vàng làm di tích thay đổi so với nguyên trạng ban đầu (khắc bằng đá, không tô màu). Chưa hết một số bức phù điêu như ngựa, voi, các vị thần linh… được tạc trên vách núi cũng có màu sắc sặc sỡ.

Trước sự việc này, ngày 10/11, Sở VH-TT&DL tỉnh Thanh Hóa cho biết đã có kết luận kiểm tra thực tế tại di tích chùa Quan Thánh.

Kiểm tra cho thấy, hệ thống bia ma nhai (12 tấm bia), 3 bức đại tự chữ Hán đều bị phủ sơn công nghiệp màu vàng nhũ đồng tô lại chữ bằng sơn màu đỏ. Hệ thống các pho tượng khắc trên vách đá phía ngoài và trong vòm hang gồm 3 tượng quan (phía ngoài hang), 5 tượng quan phía trong và 2 tượng linh vật (voi, ngựa) được xác định có từ thế kỷ XVI - XVII của di tích đã bị tô vẽ, phun, phủ sơn công nghiệp.

Chữ khắc trên vách đá bị tô màu đỏ không đúng với nguyên trạng

Đối với tấm bia ma nhai niên đại Cảnh Hưng 47 (kích thước khoảng 70 cm x 8 cm đã bị khoan, chôn, đóng thanh sắt vuông vào giữa hai hàng chữ Hán, làm nứt, tách vỡ một phần mặt bia, mất một chữ Hán.

Việc tự ý tô vẽ, phun, phủ sơn vào hệ thống hiện vật có niên đại thế kỷ XVI-XVII và khoan chôn sắt vào hiện vật bia thuộc di tích chùa Quan Thánh khi chưa được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền đã làm sai lệch, hủy hoại, thay đổi yếu tố gốc của di tích, vi phạm nghiêm trọng Luật Di sản văn hóa.

Sở VH-TT&DL tỉnh Thanh Hóa cũng đề nghị Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa chỉ đạo phòng, ban, đơn vị, địa phương liên quan khẩn trương kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với tổ chức, cá nhân liên quan. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của các Sở, ban, ngành để xây dựng phương án khắc phục hậu quả, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Sở VH-TT&DL Thanh Hoá đã kiểm tra thực tế và cho rằng từ đại tự đến tượng đều bị phủ sơn công nghiệp

Lỗi do ai?

Ngày 12/11, thông tin từ UBND TP Thanh Hoá cho biết, UBND phường An Hưng đã có báo cáo giải trình về việc này. Cụ thể, tại chùa Quán Thánh có tổng 14 tấm bia ma nhai. Trong đó có 9 tấm bia đã sơn trước năm 2013, đến năm 2019, các tấm bia này và 4 tấm bia còn lại tiếp tục bị sơn, chỉ còn duy nhất một tấm bia không bị sơn, vẽ. Ngoài ra, các bức tượng phù điêu và chữ thần cũng bị sơn, vẽ từ trước năm 2013, sơn lại vào năm 2019.

Theo UBND phường An Hưng, người trực tiếp chỉ đạo tô vẽ lên các tấm bia ở di tích chùa Quan Thánh là bà Lê Thị Thịnh - người trông coi chùa. Giải trình với cơ quan chức năng, bà Thịnh cho biết thời gian trông coi chùa Quan Thánh, thấy các tấm bia, linh vật bị mốc đen nên đã thuê thợ về sơn vẽ lại với số tiền 8 triệu đồng. Toàn bộ chi phí đều do bà Thịnh tự bỏ ra.

Đối với tấm bia ma nhai bị khoan, đóng đinh sắt, bà Thịnh cho biết - khoảng tháng 7/2021, bà tự ý thuê thợ dựng thêm một cột bằng kim loại rồi khoan lỗ trên bia ma nhai để gia cố phần mái che đã có từ trước. Trong quá trình thuê thợ về tu bổ di tích, bà Thịnh đã không xin phép, báo cáo với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng.

Trước vấn đề này, Sở VH-TT&DL tỉnh Thanh Hoá yêu cầu UBND TP Thanh Hoá kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với cá nhân, tổ chức để xảy ra vi phạm

Cũng theo giải trình, ngoài việc tự ý tô, vẽ lên các hạng mục nói trên, thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện diện tích của Khu di tích núi An Hoạch đang bị 8 hộ dân lấn chiếm để sản xuất kinh doanh.

UBND phường An Hưng cũng đang làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tập thể, người quản lý để xảy ra sai phạm, báo cáo UBND TP Thanh Hóa chỉ đạo xử lý.

Phúc Tuấn https://ift.tt/GONkhUE #travelblogger

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Các "ông lớn" công nghệ đua nhau ủng hộ quỹ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump HOT nhất 2023

Google vừa thông báo quyên góp 1 triệu USD cho quỹ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump, trở thành công ty công nghệ lớn mới nhất c...