Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2022

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Tỷ lệ đất cây xanh ở các đô thị đều thấp

Hầu hết ở đô thị đặc biệt, loại I, tỷ lệ đất công cộng, phúc lợi, đặc biệt là công viên, cây xanh, đất giao thông… chỉ đạt 40-50% so với chỉ tiêu quy định...

Đầu giờ sáng 4/11, trước khi kết thúc phiên chất vấn Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành có 15 phút làm rõ thêm một số nội dung liên quan tới việc lập, phê duyệt quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia, chất lượng quy hoạch và quản lý phát triển đô thị.

Về công tác quy hoạch đô thị và quản lý phát triển đô thị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, hiện nay, các khu vực đô thị có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, hình thành nhiều khu đô thị văn minh, hiện đại, hạ tầng giao thông cải thiện, làm thay đổi diện mạo đô thị.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc quản lý phát triển đô thị còn có những tồn tại hạn chế như: Việc cải tạo chung cư cũ còn chậm, nhiều khu vực nhà cũ đã lâu không tu sửa có nguy cơ mất an toàn, tỷ lệ cây xanh, công viên, vườn hoa, đất phúc lợi, đất công cộng còn thấp…

"Hiện nay, tỷ lệ đất công cộng, phúc lợi, đặc biệt là công viên, cây xanh, đất giao thông… ở tất cả đô thị đều thấp. Hầu hết ở đô thị đặc biệt, loại I, tỷ lệ này chỉ đạt 40-50% so với chỉ tiêu quy định", Phó Thủ tướng nói.

Nói thêm về tiến độ lập phê duyệt quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia, Phó Thủ tướng cho biết, quy định của Luật Quy hoạch năm 2017, hệ thống quy hoạch quốc gia có tổng số 110 quy hoạch, trong đó có 41 quy hoạch cấp quốc gia (gồm Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và 38 quy hoạch ngành quốc gia), 6 quy hoạch vùng và 63 quy hoạch tỉnh.

Việc ban hành Luật Quy hoạch là sự đổi mới rất căn bản về phương pháp, tư duy, khắc phục việc chia cắt, manh mún, chồng chéo trong công tác quy hoạch. Luật đã đưa ra quy định quy hoạch cấp trên thực hiện trước làm cơ sở để lập quy hoạch cấp dưới.

Tuy nhiên, quy hoạch tổng thể quốc gia vẫn chưa được phê duyệt do đây là vấn đề mới, khó, chưa có tiền lệ. Do vậy, mặc dù Luật đã có hiệu lực nhưng việc lập các quy hoạch tỉnh, vùng, ngành còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc. Để tháo gỡ khó khăn này, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 751/2019/UBTVQH14 và Nghị quyết 61/2022/QH15 trong đó cho phép lập đồng thời các quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch…

Theo Phó Thủ tướng, nguyên nhân của những tồn tại hạn chế nêu trên xuất phát từ công tác quy hoạch, quản lý xây dựng chưa được thực hiện hiệu quả, tình trạng vi phạm trật tự xây dựng diễn ra khá nhiều nhưng chưa được xử lý kịp thời. Chất lượng nhiều đồ án quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch còn thiếu tầm nhìn, chưa đáp ứng được yêu cầu, mật độ nhà cao tầng quá lớn gây quá tải cho hạ tầng đô thị.

Có nhiều đồ án quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ, nhưng chất lượng chưa đạt yêu cầu, phải làm đi làm lại nhiều lần, gây mất rất nhiều thời gian…

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ, để nâng cao chất lượng công tác này trong thời gian tới, Bộ Xây dựng và các địa phương cần đặc biệt quan tâm đến công tác lựa chọn chất vấn, tổ chức thẩm tra, thẩm định; phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, nhất là chính quyền cơ sở để tăng cường thanh tra, kiểm tra giám sát, xử lý kịp thời các vi phạm trong lĩnh vực quy hoạch và quản lý trật tự xây dựng.

Khẩn trương rà soát các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực quy hoạch, quản lý phát triển đô thị để kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Phoacute; chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương

Phát biểu kết luận nội dung chất vấn đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực xây dựng, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương khẳng định, xây dựng là lĩnh vực quan trọng, mang tính chiến lược, có vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, làột trong những nhân tố quan trọng quyết định quy mô, trình độ kỹ thuật với nền kinh tế.

Nhiều chính sách pháp luật trong lĩnh vực xây dựng có ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, đặc biệt là chính quyền địa phương các cấp. Vì vậy, việc lựa chọn chất vấn lĩnh vực xây dựng tại Kỳ họp thứ 4 đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân cả nước.

Dù vậy, lĩnh vực thuộc nhóm nội dung chất vấn này còn một số vấn đề bất cập. Một số quy hoạch đô thị thiếu tầm nhìn xa, chưa đồng bộ, gắn kết giữa cấp độ quy hoạch đô thị và giữa quy hoạch đô thị với các quy hoạch khác.

Do đó, ông Phương đề nghị Bộ trưởng Xây dựng và các Bộ trưởng, Trưởng ngành tiếp thu đầy đủ ý kiến của các vị đại biểu, có các giải pháp hiệu quả để khắc phục, tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật về quy hoạch đô thị nông thôn, trong đó tập trung nghiên cứu xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, Luật Quản lý phát triển đô thị.

Đồng thời, tăng cường việc cung cấp thông tin kịp thời, chính thức, đầy đủ về quy hoạch xây dựng, danh mục, tiến độ thực hiện dự án phát triển cơ sở hạ tầng, dự án bất động sản và thị trường bất động sản. Sửa đổi, hoàn thiện chính sách ưu đãi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư, các dự án nhà xã hội, nhất là nhà xã hội cho thuê, thuê mua sớm ban hành và thực hiện hiệu quả Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng có thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030.

-Ngọc Hân

Gốm sứ Bát Tràng Mekoong là dòng gốm sứ lâu đời nhất tại Việt Nam, là làng nghề Bát Tràng đã có tuổi đời tới trên 700 năm. Gốm Bát Tràng xuất hiện từ những thế kỷ 14 15, trải qua nhiều khó khăn thăng trầm Bát Tràng vẫn trụ vững trên thị trường. Không những vậy ngày càng được yêu thích và tin dùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Samsung mở rộng nhà máy đóng gói chip HBM HOT nhất 2023

Tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc, Samsung Electronics vừa thông báo mở rộng các cơ sở đóng gói chất bán dẫn tại tỉnh Chungcheong Nam để...