Việc quản lý các thuê bao, đầu số của các nhà mạng; công tác kiểm tra, quản lý các trang mạng, trang thông tin điện tử và các nền tảng trực tuyến khác là một trong những nội dung được chất vấn...
Sáng ngày 4/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, Quốc hội tiếp tục chất vấn Nhóm vấn đề thứ nhất, đồng thời tiến hành chất vấn Nhóm vấn đề thứ 2 – lĩnh vực Thông tin và Truyền thông.
Theo đó, sau khi Bộ trưởng Bộ Xây dựng và các thành viên Chính phủ liên quan, Tổng Kiểm toán Nhà nước tiếp tục trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực xây dựng. Nối tiếp phần kết luận của Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên họp, Quốc hội tiến hành chất vấn Nhóm vấn đề thứ 2 thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Nội dung Nhóm vấn đề thứ 2 bao gồm:
Thứ nhất, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước, xây dựng Chính phủ số, chính quyền số. Công tác xây dựng, kết nối, chia sẻ, khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia.
Thứ hai, việc tiếp cận thông tin và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Thứ ba, việc quản lý các thuê bao, đầu số của các nhà mạng; công tác kiểm tra, quản lý các trang mạng, trang thông tin điện tử và các nền tảng trực tuyến khác. Việc xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật trên các trang thông tin điện tử, thu thập, mua bán trái phép dữ liệu thông tin cá nhân.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời chính phần chất vấn. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Công an, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Trước đó, ngày 29/10, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có báo cáo một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.
Trong báo cáo, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, đến thời điểm hiện nay, toàn quốc đã có 19,79 triệu hộ gia đình có cáp quang, đạt tỷ lệ 72,4% (trên tổng số 27,32 triệu hộ); số lượng thuê bao điện thoại di động 127,2 triệu tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu viễn thông đạt 107,9 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 10,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Đồng thời, các trang mạng nước ngoài, các nền tảng xuyên biên giới hoạt động như một kênh sản xuất, phân phối nội dung, chủ sở hữu các nền tảng lớn như Facebook, Youtube, TikTok, Netflix… thường đưa ra các quy định riêng của mình để quản lý nội dung (gọi tên là tiêu chuẩn cộng đồng) và áp dụng chung trên toàn cầu, rất hạn chế tuân theo luật pháp quốc gia sở tại. Hiện các mạng xã hội nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam, trong đó Facebook (70 triệu tài khoản), Youtube (có 60 triệu tài khoản), Tiktok (45 triệu tài khoản) là các mạng xã hội có nhiều người Việt Nam sử dụng nhất.
"Chính vì vậy, tin giả, thông tin xấu độc chủ yếu xuất hiện và lan truyền mạnh mẽ trên các nền tảng xuyên biên giới. Việc xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn do các quy định, chế tài xử lý còn bất cập, chưa đầy đủ, đồng bộ", báo cáo nhấn mạnh.
-Ngọc Hân
Gốm sứ Bát Tràng Mekoong là dòng gốm sứ lâu đời nhất tại Việt Nam, là làng nghề Bát Tràng đã có tuổi đời tới trên 700 năm. Gốm Bát Tràng xuất hiện từ những thế kỷ 14 15, trải qua nhiều khó khăn thăng trầm Bát Tràng vẫn trụ vững trên thị trường. Không những vậy ngày càng được yêu thích và tin dùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét