Để giải quyết tình trạng ngập úng, tắc nghẽn giao thông tại các đô thị, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho rằng cần quản lý chặt chẽ giữa quy hoạch đô thị và quy hoạch giao thông. Đặc biệt, không chạy theo lợi nhuận thương mại mà phá vỡ các quy hoạch này...
Chiều ngày 3/11, nhiều đại biểu Quốc hội dành sự quan tâm về việc thoát nước đô thị còn nhiều bất cập làm ảnh hưởng tới đời sống người dân, tại phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực xây dựng.
Đại biểu Trần Văn Lâm, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang, nêu rõ thực tế tình trạng ngập úng đô thị xảy ra ở khắp nơi như Lào Cai, Đà Lạt, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ hay ở Hà Nội, cứ mưa là lụt và ngập.
Bên cạnh đó, "tình trạng kẹt xe, tắc nghẽn giao thông do mật độ xây dựng quá cao, không đảm bảo tỷ lệ hạ tầng giao thông với mật độ dân cư. Những vấn đề trên đã xuất hiện từ lâu nhưng ngày càng chậm, chưa thấy hướng ra", ông Lâm nhấn mạnh.
Vì vậy, với trách nhiệm quản lý của ngành trong vấn đề quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị, đại biểu Trần Văn Lâm đề nghị cho biết chủ trương, giải pháp để giải quyết tình trạng trên, giúp việc xây dựng phát triển đô thị đạt được kết quả tốt hơn trong thời gian tới.
Đại biểu Nguyễn Thị Như Ý, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai cũng quan tâm đến nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp để khắc phục tình trạng ngập úng đô thị.
Tham gia trả lời chất vấn về vấn đề ngập úng đô thị, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, cho biết theo quy định tại Nghị định 17, hiện nay, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm quản lý quốc lộ và đường ngoài đô thị, còn đường trong đô thị thuộc trách nhiệm của Bộ Xây dựng.
Thời gian vừa qua, Bộ Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng trong việc tăng cường quản lý, đảm bảo kết nối giữa hạ tầng các khu đô thị với hạ tầng giao thông.
Về nguyên nhân khiến nhiều khu vực đô thị bị ngập úng, Bộ trưởng cho rằng một là, tại các khu đô thị cũ trước đây thường xây dựng ở chỗ thấp, sau này khi thực hiện sửa chữa mặt đường, thường sử dụng phương pháp thi công cũ, đó là trải thảm lên khiến cốt của đường trong khu đô thị cao hơn cốt nhà ở, dẫn đến việc ngập úng.
Hai là, hệ thống cống rãnh của khu đô thị cũ cũng không đồng bộ, thường nhỏ, không đáp ứng được yêu cầu hiện nay.
"Vừa qua, Bộ Xây dựng có những chỉ đạo để áp dụng các phương thức thi công mới. Cụ thể, thay vì cứ đường hỏng thì trải thảm lên dẫn đến cốt đường cao hơn cốt nhà, nay sẽ sử dụng phương pháp cào bóc và tái sinh, tức là cào bóc mặt đường hư hỏng rồi tái chế, thảm lên sẽ không làm tăng cốt đường ở những đô thị cũ", Bộ trưởng Thắng chia sẻ.
Ba là, tại các khu đô thị mới, nguyên nhân xảy ra ngập úng là do kết nối giữa hạ tầng khu đô thị và hạ tầng giao thông và hạ tầng kỹ thuật khác chưa được đồng bộ.
Chẳng hạn, xây dựng khu đô thị tại những vị trí chưa có hệ thống đường sá, cầu cống. Sau đó, trong quá trình quản lý vận hành cũng chưa quan tâm nhiều đến xử lý vướng mắc về hệ thống giao thông, cống rãnh thoát nước tại các khu đô thị.
Về giải pháp, Bộ trưởng Giao thông vận tải, đề nghị cần quản lý chặt chẽ giữa quy hoạch đô thị và quy hoạch giao thông, đảm bảo đồng bộ và cốt đường xây dựng ở khu đô thị mới phải được kiểm soát chặt chẽ.
Liên quan đến tắc nghẽn ở các khu đô thị, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, cho biết có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do áp lực của các phương tiện giao thông vô cùng lớn trong khi hạ tầng giao thông chưa phát triển kịp.
Từ đó, Bộ trưởng nêu ra giải pháp để khắc phục vấn đề này.
Thứ nhất, cần quản lý chặt quy hoạch đô thị một cách đồng bộ, ổn định, quản lý chặt chẽ quy hoạch nhà cao tầng.
"Không chạy theo lợi nhuận thương mại, gây phá vỡ các quy hoạch này", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Thứ hai, cần có các giải pháp để phát triển hệ thống giao thông công cộng, nâng cao chất lượng quản lý điều hành giao thông đô thị, đảm bảo ý thức giao thông được tăng cường.
Thứ ba, thực hiện đồng bộ và nhanh chóng di dời các trụ sở bộ, ngành ra khỏi nội đô.
-Anh Tú
Gốm sứ Bát Tràng Mekoong là dòng gốm sứ lâu đời nhất tại Việt Nam, là làng nghề Bát Tràng đã có tuổi đời tới trên 700 năm. Gốm Bát Tràng xuất hiện từ những thế kỷ 14 15, trải qua nhiều khó khăn thăng trầm Bát Tràng vẫn trụ vững trên thị trường. Không những vậy ngày càng được yêu thích và tin dùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét