Người thông minh khi ứng xử, nói chuyện cũng thể hiện rõ sự khôn ngoan. Đặc biệt, những người EQ cao biết tiết chế và nói ra lời hay ý đẹp thay vì làm tổn thương người xung quanh. Dưới đây chính là 6 điều người có trí tuệ cảm xúc cao sẽ không bao giờ để lộ tránh xảy ra mâu thuẫn và xích mích.
Trí tuệ cảm xúc cao biểu hiện qua cách ứng xử, lời nói... (Ảnh minh họa: Internet)
1. Không nói lời phũ phàng làm tổn thương người khác
Nhiều người cứ nghĩ rằng chỉ cần nói ra sự thật là sẽ được đối phương yêu mến. Tuy nhiên, nếu những sự thật đó làm người xung quanh tổn thương và buồn lòng thì mọi thứ bỗng trở thành vô nghĩa. Bạn không thể nào thẳng thắn nhận xét người khác có ngoại hình kém nổi bật, có tư duy nông cạn hay kém cỏi so với số đông. Đây là những lời nhận xét có tính sát thương cực cao, làm người xung quanh bạn dễ tự ti, tổn thương sâu sắc. Thay vì đưa ra những lời nhận xét tiêu cực, bạn có thể khích lệ, động viên người đó để họ hoàn thiện hơn.
2. Không nói xấu người khác
Người EQ cao cũng không bao giờ hé răng nói xấu sau lưng người khác. Thực chất, với những người thân thiết, nếu cảm thấy không hài lòng về cách cư xử của họ chúng ta nên góp ý để họ sửa đổi hơn là nói xấu sau lưng. Còn đối với những đối tượng có mối quan hệ xã giao với chúng ta, ta không nhất thiết phải để tâm lỗi lầm của họ.
Người EQ cao không nói xấu sau lưng ai. (Ảnh minh họa: Internet)
Nói xấu thậm chí là đặt điều và hạ bệ người khác không khiến ta trở nên hoàn hảo hơn. Ngược lại nó chỉ khiến ta trở nên nhỏ mọn, sân si và xấu xa hơn. Vì thế trong khi người EQ thấp thoải mái nói xấu sau lưng người khác, ai EQ cao vẫn tự biết chừng mực.
3. Không than phiền với người khác
Với người thân thiết bên cạnh, ta dễ kêu ca, phàn nàn về những vấn đề khác nhau trong cuộc sống. Tuy nhiên chúng ta chỉ nên chia sẻ về những vấn đề lớn trong cuộc sống chứ không nên than phiền, kể lể mãi chỉ vì mình mệt mỏi.
Ai cũng có những khó khăn và áp lực riêng trong cuộc sống. Than phiền không phải cách bạn giải quyết vấn đề. Hơn nữa nó còn khiến người thân, người xung quanh bạn cảm thấy phiền hà, mệt mỏi.
Thay vì cứ mãi ủ rũ, người có trí tuệ cảm xúc cao sẽ dành thời gian suy nghĩ tích cực và tìm ra giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề.
4. Phô trương thanh thế
Khi có chút tiền và quyền lực, con người ta dễ sinh tính tự cao và khoe khoang. Tuy nhiên, “núi cao sẽ có núi cao hơn”, vì thế ta phải tự nhận thức mình không phải là “cái rốn của vũ trụ”. Thay vì phô trương thanh thế, hãy tiếp tục trau dồi năng lực, sống khiêm tốn để được người ngoài quý trọng.
Trong mọi cuộc trò chuyện, bạn đều cần khiêm tốn. (Ảnh minh họa: Internet)
Khi cứ khoe khoang về bản thân, con người dễ gặp 2 kiểu người trong xã hội. Một là những kẻ chuyên xu nịnh, lấy lòng và lợi dụng, hai là kiểu người ghen ghét, oán hận bạn.
Vì vậy, người EQ cao sẽ tự biết “giữ mình”, luôn là người khiêm tốn và chính trực.
5. Không nói bừa khi nóng giận
Có không ít người không học được cách kiềm chế cảm xúc khi họ nóng giận. Lúc này họ dễ dàng nói ra những lời cay nghiệt, khiến đối phương tổn thương sâu sắc. Vì lời nói cay nghiệt của họ, người xung quanh có thể sẽ tức giận, thất vọng, đau lòng.
Đây cũng là điều người EQ cao không bao giờ làm. Họ sẽ giữ cho mình 1 “cái đầu lạnh”, biết cứng rắn và mềm mỏng đúng lúc. Dù trong trường hợp nào, dù có giận dữ tới đâu, ai có trí tuệ cảm xúc cao đều sẽ biết cách thể hiện đúng mực.
6. Không tiết lộ chuyện riêng tư
Ai cũng cần giữ trong lòng những câu chuyện riêng tư, dù người thân thiết cũng không tiết lộ. Thực chất, xung quanh chúng ta có không ít người sống giả tạo, chỉ muốn chúng ta thất thế. Vì vậy, nếu tiết lộ những cơ mật cho họ, chắc chắn ta sẽ sớm gặp đại họa.
Hơn nữa, việc cá nhân nếu cứ tiết lộ cho người ngoài, bản thân người xung quanh bạn cũng cảm thấy phiền phức khi phải lắng nghe. Nói chung, trong giao tiếp cá nhân, người thông minh sẽ biết cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiết lộ điều gì đó. Việc này cần có để vừa giữ được các mối quan hệ tốt đẹp, vừa không tự hại mình.
https://ift.tt/W3LB8k9 #travelblogger
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét