Thứ Hai, 31 tháng 7, 2023

Độc đáo trải nghiệm du lịch lòng hồ Hoà Bình, khám phá văn hóa Mường

Độc đáo trải nghiệm du lịch lòng hồ Hoà Bình, khám phá văn hóa Mường

Hồ Hòa Bình là điểm du lịch nổi tiếng cách Hà Nội khoảng hơn 100km. Đây là hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á nằm trên sông Đà, có dung tích 9,5 tỷ mét khối và chiều dài hơn 70km kéo dài qua địa bàn các huyện Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc và TP Hòa Bình.

Du lịch vùng lòng hồ Hoà Bình có gì?

Những ngày cuối tháng 7, sau khi di chuyển từ trung tâm TP Hoà Bình qua tuyến đường tỉnh 435 (khoảng 20km), PV Báo Giao thông có mặt tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình.

Hình ảnh hồ Hoà Bình từ trên cao.

Nhìn từ trên cao, hồ Hòa Bình có làn nước xanh màu ngọc lục bảo đẹp mắt, vây quanh là hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ ẩn hiện giữa làn mây mờ ảo. Khung cảnh thiên nhiên thơ mộng nơi đây thu hút đông đảo tín đồ du lịch đến tham quan, khám phá hàng năm.

Theo anh Bùi Văn Trọng (26 tuổi, người dân xã Thung Nai) cho biết: "Hồ Hòa Bình mỗi mùa đẹp theo một kiểu, do đó du khách có thể đến đây du lịch vào bất cứ thời điểm nào trong năm để có những trải nghiệm khác nhau.

Nếu từ tháng 5 đến tháng 8 là khoảng thời gian nước sông Đà đặc biệt trong xanh, thích hợp để chụp ảnh hay thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình, thì từ tháng 8 đến tháng 10 nơi đây thời tiết mát mẻ, ít mưa mang đến cảm giác rất thoải mái và dễ chịu".

Ngoài ra để trải nghiệm du lịch Hồ Hòa Bình, từ TP Hòa Bình du khách có thể đi di chuyển khoảng 30km dọc theo quốc lộ 6 để đến xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc. Hoặc di từ TP Hoà Bình di chuyển qua bờ trái sông Đà, ngược lên Đà Bắc để thăm xóm Ké, thuộc xã Hiền Lương.

Đây là một điểm du lịch nằm trong vịnh Hiền Lương thơ mộng, nơi sinh sống của trên 110 hộ dân tộc Mường còn lưu giữ được bản sắc văn hóa truyền thống.

Một trong những điểm nhấn khi đến với du lịch Hồ Hòa Bình là các hang động Karst nguyên sơ như: động Thác Bờ, động Hòa Tiên (Ngòi Hoa, Tân Lạc) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích Quốc gia.

Hay trải nghiệm ngủ qua đêm tại ngôi nhà sàn tại các điểm du lịch cộng đồng tại huyện Đà Bắc, như: điểm du lịch cộng đồng Đá Bia, thuộc xóm Đức Phong; điểm du lịch cộng đồng Mó Hém, xóm Đoàn Kết, xã Tiền Phong.

Du khách còn được tham gia các hoạt động trải nghiệm thú vị và phù hợp với mọi lứa tuổi tại Đá Bia như: chèo thuyền kayak, bơi lội, đi thuyền ngắm cảnh, câu cá, kéo tôm, đạp xe, đi bộ ở những cung đường ngắm ruộng bậc thang hay cảnh quan thiên nhiên núi sông thơ mộng, thu hoạch nông sản, học nấu các món ăn truyền thống, gói bánh ốc, nhảy sạp, thưởng thức rượu cần của người Mường khi màn đêm buông xuống.

Hồ Hòa Bình có 47 đảo lớn nhỏ, trong đó có 11 đảo đá vôi nhiều năm qua được đầu tư xây dựng thành các khu du lịch sinh thái hấp dẫn như đảo Dừa, đảo Xanh, nhà nghỉ Cối Xay Gió, khu nghỉ dưỡng Ba Khan Village Resort, Khu nghỉ dưỡng Mai Châu Hideaway...

Khu du lịch hồ Hòa Bình có trên 100 cơ sở lưu trú, thu hút 1.200 lao động. Trong Khu du lịch có khoảng 300 phương tiện vận chuyển khách. Hệ thống nhà hàng, điểm vui chơi, điểm du lịch, các tua tuyến được xây dựng và kết nối với các địa phương trong tỉnh, trong nước, tạo nên một hệ sinh thái du lịch khá đa dạng, thu hút nhiều du khách.

Việc phát triển du lịch lòng hồ Hoà Bình góp phần quảng bá hình ảnh du lịch tỉnh Hoà Bình. Trong 6 tháng đầu năm 2023 tỉnh Hoà Bình đón 2.360.000 lượt khách, so với cùng kỳ năm trước tăng 28,8%, đạt 67,4% kế hoạch năm.

Chuyện những người nông dân làm du lịch trên vùng lòng hồ

Sau nhiều giờ di chuyển, PV Báo Giao thông đã có mặt tại điểm du lịch cộng đồng Đá Bia (xóm Đá Bia cũ nay thuộc xóm Đức Phong xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc) trong không gian yên bình, lắng nghe những âm thanh sinh hoạt đời thường, bình dị mà thương mến.

Giới thiệu về sự phát triển du lịch của quê hương, anh Bùi Đứa Liêm - người dân tại xóm Đức Phong cho biết: Điểm du lịch cộng đồng Đá Bia là một địa điểm rất lý tưởng cho du khách muốn thư giãn, khám phá và trải nghiệm cuộc sống của người vùng cao, đặc biệt là người Mường Ao Tá. Đứng giữa đỉnh núi Đá Bia với độ cao 250m, phóng tầm mắt ra xa ngắm toàn cảnh khu Đá Bia và một phần lòng hồ Hòa Bình.

Du khách hào hứng trải nghiệm du lịch cộng đồng tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc.

“Tôi tự tin khẳng định rằng những homestay tại đây đã có sức hút, đem lại sự trải nghiệm thú vị cho du khách khi đến với vùng hồ Hòa Bình. Nếu ai từ đến bản Đá Bia từ vài năm trước sẽ khá bất ngờ trước sự đổi thay của nơi đây”, anh Liêm nói.

Cùng chung suy nghĩ, chị Bùi Thị Nhềm (người dân xóm Đức Phong - chủ homestay Ngọc Nhềm) cho biết: Khi bắt đầu làm du lịch cộng đồng, chúng tôi còn nhiều bỡ ngỡ. Vì đa số đã quá quen với việc làm nông nghiệp thuần túy, quanh năm với nương đồi, chăn nuôi nên mọi việc đều phải học hỏi, tiếp thu rất nhiều từ việc nấu ăn đến trang trí phòng, bàn, điệu múa, cách mời khách...

Bên cạnh đó, nhờ có sự quan tâm từ Đảng và Nhà nước tạo điều kiện để phát triển mô hình du lịch cộng đồng thì đến nay, những nông dân Đá Bia như chúng tôi đã làm du lịch chuyên nghiệp hơn rất nhiều, đã cung cấp các dịch vụ, sản phẩm du lịch tốt hơn, chất lượng hơn cho du khách, đồng thời cải thiện thu nhập cũng như cuộc sống.

Nhờ đó, đời sống người dân đã được cải thiện đáng kể. Trước đây, gia đình tôi có khi phải đi vay gạo từ họ hàng hoặc hàng xóm. Hiện nay, sau mỗi lần đón khách, vợ chồng tôi lại cải thiện thêm kỹ năng chuẩn bị đồ ăn, chỗ ngủ và cả hạch toán sổ sách”, chị Nhềm nói

Từ một bản làng như biết bao bản làng ven hồ Hòa Bình, được sự quan tâm từ chính quyền địa phương, hỗ trợ ban đầu về tài chính, đầu tư cải tạo nhà ở, cảnh quan môi trường, bảo tồn văn hóa địa phương, hướng dẫn kiến thức làm du lịch, quảng bá, kết nội thị trường…, nông dân Đá Bia đã nắm bắt cơ hội để phát triển du lịch, đem lại diện mạo mới cho du lịch hồ Hòa Bình.

Trao đổi với PV, ông Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc, cho biết: HĐND đã xây dựng nghị quyết về phát triển du lịch đến năm 2030, với lợi thế Hoà Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch Khu du lịch trọng điểm quốc gia hồ Hòa Bình. Trong đó, một nửa diện tích nằm trên địa bàn huyện Đà Bắc.

Theo đó, đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng gắn với khai thác tiềm năng thiên nhiên, bản sắc văn hóa, hỗ trợ giúp chuyển đổi, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn khi chú trọng quảng bá, kết nối thị trường khách.

Đồng thời, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dịch vụ du lịch của người dân Đà Bắc, phát triển du lịch cộng đồng một cách bền vững. Đồng thời, phối hợp với các sở, ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nghiên cứu, triển khai dự án, tạo sự phát triển mạnh mẽ về du lịch, dịch vụ, góp phần xóa đói, giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới.

Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận:

Hồ Hòa Bình là công trình chứa nước cung cấp cho nhà máy thủy điện Hòa Bình.

Tuyến đường 435 rộng đẹp đi lên lòng hồ Hoà Bình (Thung Nai, huyện Cao Phong).

Ngoài ra, du khách có thể di chuyển qua quốc lộ 6 để đến Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc.

Vẻ đẹp hồ Hoà Bình nhìn từ trên cao.

Đền Thác Bờ được rất nhiều người đến dâng hương hàng năm.

Du khách thích thú khi được trải nghiệm trèo thuyền kayak trên hồ Hoà Bình.

Hồ Hoà Bình được ví là "Vịnh Hạ Long trên cạn".

Homestay Ngọc Nhềm được du khách đánh giá cao khi đi du lịch tại lòng hồ Hoà Bình.

Căn phòng bình dị, gắn liền với thiên nhiên.

Các món ăn đậm bản sắc dân tộc của người Mường Hoà Bình.

Đông đảo du khách nước ngoài đến du lịch, trải nghiệm.

Nhóm PV Thường trú https://ift.tt/aCzQkUT #travelblogger

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mỹ mở cuộc điều tra mới về chip cũ của Trung Quốc HOT nhất 2023

Hôm qua (23/12), chính quyền Tổng thống Mỹ, Joe Biden đã mở cuộc điều tra mới về các chất bán dẫn cũ của Trung Quốc có thể áp dụng vào mọi ...