Thứ Tư, 23 tháng 8, 2023

Có gì trên Mặt Trăng mà khiến Mỹ, Nga, Trung, Ấn " đua nhau " lên?

Có gì trên Mặt Trăng mà khiến Mỹ, Nga, Trung, Ấn " đua nhau " lên?

Sau gần nửa thế kỷ, Nga đã trở lại Mặt Trăng bằng vụ phóng tàu đổ bộ Luna-25 dự kiến sẽ đáp bề mặt Mặt Trăng vào ngày 23/8. Vụ phóng diễn ra trong thời điểm cạnh tranh của các cường quốc vũ trụ bao gồm Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ để khám phá thêm về các nguồn tài nguyên được cho là dồi dào trên Mặt Trăng.

Tên lửa đẩy Soyuz-2.1b đưa tàu đổ bộ Luna-25 từ bệ phóng tại Sân bay vũ trụ Vostochny ở vùng Viễn Đông Amur, Nga, ngày 11/8/2023. Ảnh: Roscosmos/Vostochny Space Centre/Handout via REUTERS/File photo

Nga nói rằng họ sẽ khởi động các sứ mệnh Mặt Trăng xa hơn và sau đó khám phá khả năng thực hiện một sứ mệnh phi hành đoàn chung giữa Moscow với Bắc Kinh và thậm chí là một căn cứ có người ở vĩnh viễn trên Mặt Trăng.

NASA đã nói về khả năng khai thác khoáng sản trên Mặt Trăng và một "cơn sốt" mang tên "tìm vàng" tại vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Thuật ngữ này ý chỉ một tình huống trong đó nhiều người nhanh chóng đi đến một nơi để tìm kiếm/khai thác thứ gì đó có giá trị đã được phát hiện.

Vậy tại sao các cường quốc lại quan tâm đến những gì ở trên đó?

NƯỚC

Mặt Trăng cách Trái Đất của chúng ta khoảng 384.400 km.

Suy nghĩ hiện tại là Mặt Trăng được hình thành khi một vật thể lớn đâm vào Trái Đất khoảng 4,5 tỷ năm trước. Một số phần còn lại từ vụ va chạm đã kết hợp với nhau để tạo thành Mặt Trăng.

Nhiệt độ rất đa dạng trên Mặt Trăng. Khi có đầy đủ ánh nắng Mặt Trời, nhiệt độ của chúng tăng lên tới 127 độ C, trong khi trong bóng tối, nhiệt độ giảm xuống khoảng âm 173 độ C. Tầng ngoài của Mặt Trăng không có khả năng bảo vệ, chống lại bức xạ từ Mặt Trời.

Phát hiện đầu tiên về nước trên Mặt Trăng được thực hiện vào năm 2008 bởi sứ mệnh Chandrayaan-1 của Ấn Độ, sứ mệnh này đã phát hiện ra các phân tử hydroxyl trải rộng trên bề mặt của Mặt Trăng. NASA cho biết các phân tử này thường được tìm thấy nhiều nhất ở các cực của vệ tinh tự nhiên này.

Nước cần thiết cho sự sống của con người và cũng có thể là nguồn cung cấp hydro và oxy. Những yếu tố này có thể được sử dụng cho nhiên liệu tên lửa.

HELIUM-3

Mặt Trăng cũng có khả năng có Helium-3.

Helium-3 là một loại đồng vị Helium rất hiếm trên Trái Đất, nhưng NASA báo cáo ước tính có 1 triệu tấn Helium-3 trên Mặt Trăng.

Helium-3 có thể cung cấp năng lượng hạt nhân trong lò phản ứng nhiệt hạch. Điểm đặt biệt nhất là Helium-3 không phóng xạ nên nó sẽ không tạo ra chất thải nguy hiểm, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) cho biết. Điều này khiến rất nhiều quốc gia như Mỹ, Trung Quốc khát khao.

KIM LOẠI ĐẤT HIẾM

Cũng có mặt trên Mặt Trăng là kim loại đất hiếm.

Nga là quốc gia mới nhất phóng tàu lên Mặt Trăng. Ảnh: Getty Images

Kim loại đất hiếm được sử dụng trong điện thoại thông minh, máy tính và các công nghệ đặc biệt khác. Boeing, một doanh nghiệp hàng không vũ trụ rất lớn của Mỹ, cho biết Mặt Trăng có thể có các kim loại đất hiếm bao gồm Candium, yttri và 15 lanthanides.

Mặc dù dự đoán rằng trên Mặt Trăng có nguồn tài nguyên khoáng sản rất lớn nhưng cho đến nay, người ta không hoàn toàn rõ ràng việc khai thác trên Mặt Trăng sẽ hoạt động như thế nào.

Chưa hết, luật quản lý khai thác Mặt Trăng không rõ ràng và đầy lỗ hổng.

Hiệp ước ngoài không gian năm 1966 của Liên Hợp Quốc nói rằng không quốc gia nào có thể tuyên bố quyền cai trị Mặt Trăng. Ngoài ra, hiệp ước nói rằng việc khám phá không gian nên được thực hiện vì lợi ích của tất cả các quốc gia.

Thỏa thuận Mặt Trăng năm 1979 của Liên Hợp Quốc nói rằng không phần nào của Mặt Trăng "sẽ trở thành tài sản của riêng bất kỳ quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ hoặc phi chính phủ, tổ chức quốc gia hoặc tổ chức phi chính phủ nào hoặc của bất kỳ thể nhân nào."

Tuy nhiên, không có cường quốc không gian lớn nào chấp thuận Thỏa thuận này.

Mỹ vào năm 2020 đã công bố Hiệp định Artemis, được đặt tên theo Chương trình Mặt Trăng Artemis của NASA. Hiệp định này nhằm mục đích xây dựng dựa trên Luật vũ trụ quốc tế hiện hành bằng cách thiết lập "các vùng an toàn" trên Mặt Trăng. Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc đã không tham gia thỏa thuận này.

https://ift.tt/q8KSvb2 #travelblogger

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mỹ mở cuộc điều tra mới về chip cũ của Trung Quốc HOT nhất 2023

Hôm qua (23/12), chính quyền Tổng thống Mỹ, Joe Biden đã mở cuộc điều tra mới về các chất bán dẫn cũ của Trung Quốc có thể áp dụng vào mọi ...