Kể từ lần đầu tiên hạ cánh vào năm 2018, tàu vũ trụ Chang'e-4 của Trung Quốc đã chụp ảnh toàn cảnh tuyệt đẹp về các miệng hố va chạm và lấy mẫu khoáng chất từ lớp phủ của Mặt Trăng.
Mới đây, Chang'e-4 lập kỳ tích mới khi cho phép các nhà khoa học lần đầu tiên hình dung lớp cấu trúc sâu 305 mét của bề mặt Mặt Trăng một cách chi tiết hơn bao giờ hết.
Thành tích này tiếp nối thành tích năm 2020 của Chang'e-4 khi lập được bản đồ bề mặt sâu 40 mét của Mặt Trăng.
Kết quả mới nhất của Chang'e-4 được công bố vào ngày 7/8 trên Tạp chí Nghiên cứu Địa vật lý với tựa đề: Các hành tinh, khám phá lịch sử hàng tỷ năm của Mặt Trăng chưa từng biết đến.
Trung Quốc lập bản đồ mặt đất sâu 305 mét trên Mặt Trăng
Tàu tự hành thuộc Chang'e-4, tên là Yutu-2, được trang bị một công nghệ gọi là Radar thâm nhập Mặt Trăng (LPR).
"Thiết bị này cho phép tàu tự hành gửi tín hiệu vô tuyến vào sâu xuống bề mặt của Mặt Trăng. Sau đó, thiết bị này ghi "tiếng vang" phản lại.
Tiếp tục, các nhà khoa học sẽ sử dụng những "tiếng vang" hoặc sóng vô tuyến phát ra từ các cấu trúc dưới lòng đất để tạo ra một bản đồ bề mặt bên dưới của Mặt Trăng", tác giả chính của nghiên cứu Jianqing Feng, thuộc Viện Khoa học Hành tinh ở Tucson, Arizona, Mỹ cho biết.
Cơ quan Quản lý vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) đặt tên tàu tự hành Mặt Trăng của Chang'e-4 là "Yutu-2" (Thỏ ngọc-2). Nguồn: CNSA
Jianqing Feng cho biết, những dữ liệu mới này cho thấy lớp đất sâu 40 mét trên cùng của bề mặt Mặt Trăng được tạo thành từ nhiều lớp bụi, đất và đá vỡ.
Nguyên nhân của những vật liệu này có thể đến từ các hố va chạm, được hình thành khi một vật thể lớn đâm sầm vào Mặt Trăng cách đây hàng tỷ năm. Các nhà khoa học gọi đó là ejecta - mảnh vụn từ vụ va chạm.
Xuống sâu hơn nữa, các nhà khoa học đã phát hiện ra 5 lớp dung nham Mặt Trăng khác nhau được tạo ra từ hàng tỷ năm trước. Đây là lúc các nhà khoa học tìm ra điểm khác biệt.
Các nhà khoa học cho rằng Mặt Trăng của chúng ta hình thành cách đây 4,51 tỷ năm (không lâu sau khi chính Hệ Mặt Trời hình thành) khi một vật thể có kích thước bằng sao Hỏa đâm vào Trái Đất và phá vỡ một phần hành tinh của chúng ta rồi tạo ra Mặt Trăng.
Mặt Trăng sau đó tiếp tục bị các vật thể từ không gian bắn phá trong khoảng 200 triệu năm năm nữa. Một số tác động làm nứt bề mặt của Mặt Trăng, số khác tạo ra hàng loạt các hố va chạm với độ sâu/nông khác nhau.
Bề mặt đầy hố va chạm của Mặt Trăng. Nguồn: Vladimir Vusyansky / Viện Công nghệ California
Giống như Trái Đất, lớp phủ của Mặt Trăng vào thời điểm đó chứa các túi vật chất nóng chảy được gọi là magma, thấm qua các vết nứt mới hình thành trong một loạt các vụ phun trào núi lửa, Jianqing Feng nói.
Dữ liệu mới từ Chang'e-4 cho thấy quá trình đó chậm lại theo thời gian: Jianqing Feng và các đồng nghiệp của ông phát hiện ra rằng các lớp đá núi lửa ngày càng mỏng hơn khi chúng ở gần bề mặt Mặt Trăng hơn.
Điều này cho thấy rằng ít dung nham chảy trong các vụ phun trào sau này so với các vụ phun trào trước đó.
"Mặt Trăng đang dần nguội đi và cạn kiệt hơi nước trong giai đoạn núi lửa sau này. Năng lượng của nó trở nên yếu dần theo thời gian", tác giả chính nói.
Hoạt động núi lửa trên Mặt Trăng được cho là đã kết thúc khoảng 1 tỷ năm trước (mặc dù các nhà khoa học đã phát hiện ra một số bằng chứng về hoạt động núi lửa trẻ hơn gần đây nhất là 100 triệu năm trước).
Vì lý do này, Mặt Trăng thường được coi là "đã chết về mặt địa chất". Tuy nhiên, vẫn có thể có magma sâu bên dưới bề mặt Mặt Trăng nhờ phát hiện của Yutu-2 của Trung Quốc.
Chang'e-4 vẫn chưa hoàn thành công việc trên Mặt Trăng. Jianqing Feng hy vọng rằng trong tương lai, con tàu này sẽ cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về các thành tạo địa chất bất ngờ khác nhau tại vệ tinh tự nhiên của Trái Đất này.
https://ift.tt/OKMjDvs #travelblogger
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét