Và ắt hẳn chúng ta cũng thường được gợi ý rằng nên sử dụng các chất làm ngọt nhân tạo (bao gồm cả đường ăn kiêng) để thay thế đường trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là các chất làm ngọt nhân tạo không có bất kỳ ảnh hưởng gì tới cơ thể.
Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí y khoa British Medical Journal gần đây, việc thường xuyên ăn hoặc uống các loại thực phẩm và đồ uống có chất làm ngọt nhân tạo có mối liên quan đến việc tăng cao nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Cụ thể nghiên cứu được tiến hành với khoảng 100.000 người ở Pháp với độ tuổi trung bình là 42. Cứ mỗi 6 tháng, họ được yêu cầu ghi lại mọi thứ họ đã ăn và uống trong 3 ngày gần nhất.
Các nhà nghiên cứu đã tổng hợp các kết quả theo dõi trong trung bình 9 năm để xem những người tham gia nghiên cứu có vấn đề về tim hay bị đột quỵ hay không.
Và họ phát hiện ra rằng việc thường xuyên hấp thụ chất làm ngọt nhân tạo (có trong thực phẩm chế biến sẵn hoặc thêm vào trong lúc nấu nướng hoặc ăn uống) có liên quan đến việc tăng 9% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Nguy hiểm hơn, các chất làm ngọt nhân tạo có liên quan đến nguy cơ gia tăng 18% trường hợp thiếu máu não thoáng qua (còn được gọi là cơn đột quỵ nhỏ).
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chất làm ngọt nhân tạo aspartame có mối liên hệ chặt chẽ hơn với việc tăng nguy cơ đột quỵ trong khi các chất khác như sucralose và acesulfame kali có mối liên hệ chặt chẽ hơn với bệnh tim mạch vành.
Được biết nghiên cứu nói trên không chỉ ra lý do các chất làm ngọt nhân tạo lại có tác dụng phụ như vậy, tuy nhiên các nhóm nghiên cứu khác từng cho thấy đồ uống có đường nhân tạo có thể liên quan đến hội chứng chuyển hóa (một tập hợp các vấn đề như huyết áp cao, tăng mức cholesterol và kiểm soát lượng đường trong máu kém hơn) và có thể dẫn đến các bệnh về tim và tuần hoàn như cũng như bệnh tiểu đường.
Và gần như toàn bộ các nhà nghiên cứu đã đưa ra lưu ý rằng các chất làm ngọt nhân tạo có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể chúng ta kiểm soát lượng đường trong máu và chúng "không nên được coi là một chất thay thế an toàn cho đường".
https://ift.tt/oQG4DV1 #travelblogger
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét