Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2022

Đề xuất giảm thiểu yêu cầu với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

Đề xuất giảm thiểu yêu cầu với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

Gần 2 tháng kể từ khi Việt Nam chính thức mở cửa du lịch từ 15/3. Theo thống kê của Tổng Cục Du lịch, trong tháng 3/2022, Việt Nam đón được 15.000 lượt khách du lịch quốc tế, tháng 4 đón được 80.000 lượt khách. Việt Nam đặt mục tiêu năm 2022 sẽ đón được trên 5 triệu lượt khách quốc tế.

Việt Nam đặt mục tiêu năm 2022 sẽ đón được trên 5 triệu lượt khách quốc tế

Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại, theo báo cáo của Nhóm nghiên cứu của Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) và Ban IV mới đây, vẫn còn không ít khó khăn khách quan và chủ quan, bao gồm một số rào cản kĩ thuật trong các quy trình, quy định, khâu tổ chức thực thi cụ thể.

Thiếu sự chuẩn bị cần thiết

Một trong những lý do được đưa ra cho việc hoạt động du lịch trong tháng vừa qua chưa đạt được kỳ vọng là do cuộc chiến tranh giữa Nga – Ukraine gây thiệt hại cho ngành du lịch. Chúng ta mất thị trường du khách Nga và Ukraina.

Chưa kể, giá thành các chuyến du lịch tăng cao, cộng thu nhập khả dụng của du khách bị giảm do lạm phát cao đã ảnh hưởng đến số khách, đặc biệt là từ Châu Âu. Hơn nữa, các lo ngại về an ninh, an toàn khi đi du lịch cũng làm giảm sự tự tin của nhiều thị trường quan trọng của Việt Nam.

Việt Nam thiếu sự chuẩn bị vài tháng để xúc tiến thị trường, thu hút khách

Mặt khác, một số thị trường lớn truyền thống của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan vẫn chưa sẵn sàng. Do đó, chưa thể có triển vọng phát triển du lịch ra nước ngoài.

Cạnh đó, thời điểm Việt Nam mở cửa du lịch rơi vào cuối mùa cao điểm của du lịch inbound (thường từ tháng 10 đến hết tháng 4 hàng năm). Việt Nam cũng thiếu sự chuẩn bị cần thiết trước đó vài tháng để thu hút và xây dựng niềm tin cho các thị trường gửi khách.

Trong khi đó, các nước láng giềng như Singapore và Thái Lan chuẩn bị từ 3 đến 6 tháng để quảng bá kế hoạch mở cửa, xúc tiến thị trường, khôi phục niềm tin cho khách và doanh nghiệp, xây dựng sản phẩm.

Ngoài những lý do khách quan, cũng có không ít lý do chủ quan để ngành du lịch chưa đạt được mục tiêu kỳ vọng. Trong đó, sự kiện truyền thông và xúc tiến của du lịch Việt Nam ở nước ngoài chưa được đẩy mạnh. Việc truyền thông và cung cấp thông tin cho các đối tác quốc tế hiện nay chủ yếu do các doanh nghiệp tự thực hiện.

Các quy định về y tế của Việt Nam cũng chưa thật sự thuận lợi cho khách, bao gồm xét nghiệm, sử dụng ứng dụng PC-COVID, bảo hiểm du lịch, quy định 5K…

Một trong những yếu tố khác là chính sách thị thực còn một số bất cập. Những ưu đãi về miễn thị thực chưa đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn mới, chưa cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Thị thực nhận tại cửa khẩu hiện nay vẫn phải cần giấy “chấp thuận visa”, cần nhiều loại giấy tờ thủ tục nhiêu khê hơn so với trước thời điểm Covid-19. Thị thực điện tử (e-visa) cũng chưa có cơ chế xác nhận ngày trả lời kết quả và chưa giải thích lý do vì sao hồ sơ bị từ chối.

Thay đổi tư duy "đếm khách"

Cũng bởi những lý do này, TAB và Ban IV đã đưa ra nhiều đề xuất các hoạt động cần triển khai để có thể thúc đẩy du lịch trong thời gian tới.

Đầu tiên, cải thiện chính sách miễn thị thực. Mở rộng thêm danh sách miễn thị thực cho các nước như Mỹ, Ấn Độ, Canada, Úc, New Zealand, Thụy Sĩ, Bỉ, Hà Lan… Điều này sẽ giúp ngành du lịch mở rộng thêm các thị trường du lịch để không bị lệ thuộc vào một vài thị trường nào đó.

TAB và Ban IV cho rằng, điều quan trọng là tạo ra một môi trường hấp dẫn để khách chi tiêu nhiều nhất

Áp dụng thị thực xuất - nhập cảnh nhiều lần và có giá trị miễn nhiều ngày hơn (30 ngày). Cạnh đó, thị thực điện tử và thị thực tại cửa khẩu cần thuận tiện hơn, giảm bớt giấy tờ và thủ tục.

Một trong những điều cần thiết là thay đổi tư duy “đếm khách” để đo mức độ thành công trong thu hút khách quốc tế. Điều quan trọng hiện nay là tạo ra một môi trường hấp dẫn để khách chi tiêu nhiều nhất.

Thứ hai, cần bỏ bớt hoặc giảm thiểu các yêu cầu đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Bỏ yêu cầu khách du lịch quốc tế xét nghiệm trước khi xuất cảnh. Khách chỉ cần test nhanh tại cửa khẩu nếu có các triệu chứng như sốt, ho… Vấn đề bảo hiểm du lịch cũng nên bỏ yêu cầu bao gồm nội dung dành cho điều trị Covid-19.

Truyền thông quốc tế và tiếp thị du lịch cũng cần được đẩy mạnh. Việt Nam có thể tổ chức các chuyến tiếp thị trực tiếp ra thị trường chính, như tổ chức các chuyến xúc tiến kinh doanh (Roadshows), chào bán sản phẩm (Sales Calls), tổ chức các sự kiện giới thiệu Việt Nam (Vietnam Days) ở nước ngoài như tại Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc...

Hiểu Đồng https://ift.tt/9GmIr5W #travelblogger

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nvidia và TSMC “vớ bẫm” nhờ bùng nổ nhu cầu AI HOT nhất 2023

Các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới như Nvidia và TSMC “vớ bẫm” từ nhu cầu bùng nổ AI giúp vốn hóa thị trường tăng vọt trong tháng...