Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2023

Đến Kon Tum chạy vì ATGT không thể bỏ qua 2 món đặc sản này

Đến Kon Tum chạy vì ATGT không thể bỏ qua 2 món đặc sản này

Bún "giải say" rượu bia

Bát bún này không dùng dầu mỡ, chỉ có thịt bò tươi được băm nhỏ, tôm tươi giã nhuyễn cùng bún nóng vừa ra lò.

Nước dùng chính là nước gạo trắng được pha chế cùng muối hạt chứ không dùng bột canh i-ốt hay hạt nêm tạo vị ngọt giả.

Thật thích thú bởi thành phẩm cho gia vị nhiều hay ít, đậm hay nhạt đều là khách hàng tự pha. Anh em mê nhậu gọi đây là "bún giải say".

Chủ quán đổ nước gạo nóng vào tô thịt tôm tươi, khách tự pha gia vị và khuấy đều tô nước

Từ ngày xửa, ngày xưa, đã lâu lắm rồi, ngư dân vùng biển Bình Định họ tự sáng tạo ra máy làm bún mini.

Họ đi biển nên rất sẵn tôm, cá tươi. Chỉ cần đập nát tôm, cá, bún nóng trong lò, nước bún trắng như nước gạo được dùng để pha chế cùng muối biển. Nếu có thêm rau thơm thì càng tốt. Nguồn gốc món ăn do ngư dân sáng tạo để "tự cung, tự cấp" thật tự nhiên nhưng quá tuyệt vời.

Ngày nay, món bún này càng được yêu thích bởi rất phù hợp với người muốn giảm béo hoặc ăn uống thanh đạm bởi món ăn không dùng dầu mỡ...

Những kẻ say được giải rượu, mát ruột vì món bún truyền thống đặc sản và người dân Kon Tum còn gọi đây là món BÚN NƯỚC

>>> Clip: Cách chế biến món bún nước ngay tại quán

Theo chủ quán bún nước Đoàn Kết (quán đầu tiên tại Kon Tum, số 12 Hồ Quý Ly), trong quá trình đến Kon Tum khai hoang, người dân Bình Định đã mang theo món bún tôm đến vùng đất mới Kon Tum và sáng tạo thêm để hợp với nguyên liệu, khẩu vị ở vùng đất Tây Nguyên này.

Một trong những điểm hấp dẫn của bún nước Kon Tum chính là sợi bún tươi được chế biến tại chỗ. Sau khi chọn được loại gạo ngon, người ta sẽ mang đi ngâm cho đến khi gạo mềm ra thì mang xay thành bột.

Các quán bán bún nước ở Kon Tum đều có những dụng cụ làm bún riêng, vì thế khi có khách đến quán, họ sẽ cho bột vào ép thành các sợi bún mềm, dai để sợi chảy xuống nồi nước dùng đang sôi ùng ục phía dưới.

Họ chờ đến khi sợi bún chuyển từ màu trắng đục sang trắng trong thì vớt ra và xóc cùng chút nước nguội để bún dai chứ không bở. Nhờ vậy, sợi bún tươi mềm, trong vắt lại giữ được mùi thơm đặc trưng của gạo.

Giống như món bún tôm, người ta cũng sử dụng những con tôm tươi rói để nấu, vì thế nên bún nước Kon Tum giữ được vị ngọt tự nhiên.

Sau khi sơ chế sạch tôm sẽ đem đi giã trong cối đá đến khi sánh mịn. Theo những người bán bún nước lâu năm thì khi giã tôm nên đập trứng vào giã cùng để tôm ngon và béo hơn.

Máy sản xuất bún mini, để trực tiếp chế biến bún tươi phục vụ khách tại chỗ

Khi có khách đến quán, chủ quán nhanh tay múc một thìa thịt tôm giã nhuyễn quết vào bát, sau đó thêm vào những nguyên liệu như thịt bò băm hoặc thịt bò thái mỏng.

Tiếp đó, chủ quán sẽ chan trực tiếp nước bún sôi đang sôi sùng sục lên mặt bát để làm chín nguyên liệu.

Các quán bún nước Kon Tum thường để bún riêng ra một chiếc đĩa để khách có thể tuỳ ý thêm vào khi thưởng thức. Vì bún là bún tươi nên ăn riêng vẫn rất mềm thơm.

Tuỳ vào khẩu vị và sở thích, bạn có thể ăn bún nước Kon Tum cùng rau sống, chanh tươi và một chút muối ớt.

Mặc dù nước dùng của món bún này có vị hơi ngang chứ không đậm đà như những loại nước dùng hầm từ xương nhưng không vì vậy mà món ăn này kém phần hấp dẫn.

Bún nước Kon Tum thường được bán nhiều vào buổi sáng. Đặc biệt vào những ngày se lạnh, bạn sẽ thấy các quán bún nước đông đúc hơn hẳn.

Giữa tiết trời lành lạnh, được ngồi xì xụp bát bún nước nóng hổi và xuýt xoa trước vị cay nồng của ớt là một trải nghiệm thú vị mà bạn không nên bỏ qua khi đến Kon Tum.

Có nhiều quán còn thêm vào bát bún nước chút tía tô, khi mệt mỏi trong người, một bát bún nước sẽ khiến bạn thấy dễ chịu hơn hẳn.

Gỏi lá cuốn tôm, thịt

Người ta hay kháo nhau rằng đến Kon Tum thì phải thưởng thức gỏi lá bởi đây là món ăn mang đậm chất núi rừng Tây Nguyên.

Nếu thuộc hội mê các món cuốn với đầy đủ rau thơm, rau sống thì món gỏi lá Kon Tum thực sự là thiên đường ẩm thực dành cho bạn bởi ước tính mỗi mâm sẽ có từ 30 - 70 loại lá khác nhau.

Một số loại lá chỉ riêng có ở vùng đất Tây Nguyên như lá trâm, ngành ngạnh đỏ, mật gấu, lá bứa, từ đại bi... hay các loại lá dễ tìm hơn như chùm ruột, ngũ gia bì, lá sung, lá ổi, lá xoài, đinh lăng, càng cua, tía tô, lá mơ, lá cải...

Kon Tum có món gòi, chỉ thấy lá cây là chính

Không dùng nước mắm pha chua ngọt hay nước tương, mâm gỏi lá đúng điệu phải có kèm một chén nước chấm được làm từ gạo nếp lên men, ủ với tôm khô, thịt ba chỉ, sau đó đem đi xay nhuyễn với mẻ, sa tế cùng các gia vị khác.

Các “topping” ăn kèm gồm có thịt ba chỉ luộc thái mỏng, tôm, bì lợn luộc đặt giữa mâm gỏi lá liền kề với đĩa muối hột, ớt xanh.

Ăn gỏi lá Kon Tum cũng cần phải học từng bước. Trước tiên, người ta sẽ dùng một chiếc lá mơ cuốn thành cái phễu nhỏ rồi cho tiếp khoảng 5 - 7 loại lá khác nhau vào, đặt lên một lát thịt luộc, bì lợn, tôm rồi chan nước chấm lên, thêm chút ớt xanh hoặc tiêu xanh.

Sau khi đưa lên miệng thưởng thức thì sẽ tiếp tục quá trình cuốn thử với các loại lá khác trong mâm.

Đơn giản nhất là cuốn lá thành cái phếu sau đó bỏ tôm, thịt vào giữa để ăn

Món đặc sản này ở Kon Tum có vị béo bùi của thịt ba chỉ và tôm, vị chua của nước chấm, vị chát của các loại lá rừng và vị cay nồng của ớt xanh.

Chính sự kết hợp hài hòa đó khiến người ăn cứ muốn cuốn gỏi ăn mãi mà không ngán.

Nếu có dịp lên đây, bạn hãy nhớ thử ăn món gỏi cuốn với hơn 30 loại lá khác nhau này một lần cho biết nhé!

Văn Tư https://ift.tt/cBv4ebN #travelblogger

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Gã khổng lồ Samsung Electronics cải tổ nhân sự cao cấp sau kết quả kinh doanh thất vọng HOT nhất 2023

Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc, Samsung Electronics hy vọng vượt qua giai đoạn khó khăn nhờ chiến lược mới cho mảng kinh doanh chip nhớ và ...